Trước hết, mình chia sẻ bài viết này với mục đích chính là mong muốn giúp những người có người thân hay bạn bè đang bị trầm cảm có thêm một phần thông tin (hi vọng là bổ ích) để hiểu hơn về căn bệnh này, và nếu có thể thì giúp đỡ họ một cách hiệu quả hơn trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, mình cũng hi vọng có thể giúp các bạn đang phải chống chọi với trầm cảm cảm thấy không quá cô đơn trong hành trình khắc nghiệt mà mình và các bạn đang phải trải qua.
Hơn nữa, mình cũng hiểu rằng rất nhiều người trong số chúng ta có những lúc cảm thấy bản thân mình là một gánh nặng cho bạn bè và người thân và do đó thay vì bày tỏ mong muốn được giúp đỡ thì lại cô lập bản thân để rồi phải tự mình loay hoay đi tìm lối thoát – đôi khi tưởng như là trong vô vọng. Mình muốn các bạn hiểu rằng chúng ta không có lỗi trong căn bệnh của mình cũng như với tất cả những điều tiêu cực mà nó mang lại. Quan trọng hơn, không ai đáng phải chịu đựng một mình. Và dù cuộc sống có trở nên u ám thế nào đi nữa thì ở đâu đó chúng ta vẫn còn cơ hội. Chỉ cần đừng buông bỏ.
Với riêng những bạn đang cần sự giúp đỡ, nếu các bạn cảm thấy những thông tin trong bài viết này có thể giúp ích, dù là rất nhỏ, xin hãy mạnh dạn chia sẻ với những người mà bạn cảm thấy tin tưởng. Vì biết đâu chỉ một đường link bâng quơ trên facebook cũng có thể mở ra những cơ hội mới. Phần thông tin dưới đây được thực hiện chủ yếu theo bài viết “Helping a Depressed Person” của Melinda Smith, M.A., Suzanne Barston, và Jeanne Segal, Ph.D. tại HelpGuide.org.
***
Nếu bạn có bạn bè hay người thân mắc bệnh trầm cảm, sự ủng hộ, động viên, và khích lệ của bạn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bệnh nhân trầm cảm trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng cũng cần lưu ý rằng bệnh nhân trầm cảm cũng có thể tác động ngược trở lại bạn, và nếu không giữ được trạng thái ổn định của bản thân thì chính bạn cũng có thể sẽ trở nên không chịu đựng được những áp lực từ quá trình điều trị căn bệnh này.
Có thể bạn sẽ phải trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực khác nhau: căng thẳng, áp lực, bất lực, giận dữ, sợ hãi, tội lỗi, buồn bã, chán nản. Xin hiểu rằng những cảm xúc này xuất hiện là điều hoàn toàn bình thường vì đối mặt với những tác động của căn bệnh trầm cảm của người thân hay bạn bè không phải là điều dễ dàng. Điều quan trọng là bạn phải tự chăm sóc bản thân thật tốt, cả về mặt thể chất và tinh thần, để tránh rơi vào trạng thái suy sụp trước khi có thể giúp bất cứ điều gì cho bệnh nhân trầm cảm. Bằng cách này, bạn có thể có đủ sức mạnh để tiếp tục hỗ trợ cho quá trình điều trị gian nan mà bệnh nhân trầm cảm phải trải qua.
Hiểu về bệnh trầm cảm
Để giúp đỡ một bệnh nhân trầm cảm, bạn cần hiểu rõ về căn bệnh này, trong đó quan trọng nhất là:
Quan tâm tới người bệnh
Do người thân và bạn bè là những người có thể gần gũi nhất với bệnh nhân trong quá trình điều trị, thậm chí có thể nhận ra những dấu hiệu của trầm cảm trước khi người bệnh tự nhận ra, bạn cần lưu ý tới những thay đổi bất thường của họ. Sự quan tâm của bạn cũng có thể là động lực giúp bệnh nhân trầm cảm mong muốn tìm kiếm sự giúp đỡ. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể gồm:
Trò chuyện với người bệnh
Khi nghi ngờ hoặc biết người thân hay bạn bè mắc bệnh trầm cảm, nếu có thể, bạn nên tìm cách nói chuyện với họ một cách thẳng thắn và chân thành. Có nhiều vấn đề khi bạn muốn bắt đầu nói chuyện với họ, như không biết bắt đầu từ đâu, hay lo sợ rằng nếu mình tỏ ra quan tâm hay lo lắng thì họ có thể giận dữ, cảm thấy bị xúc phạm (do cảm thấy bị thương hại), hoặc bỏ qua, từ chối trả lời.
Dù phản ứng của bệnh nhân trầm cảm thế nào thì bạn cũng cần nhớ một nguyên tắc tối quan trọng là chân thành lắng nghe mà không phán xét, và tránh đưa ra ý kiến hay lời khuyên. Hãy nhớ rằng bạn không thể tự mình chữa khỏi cho người bệnh, nhưng có thể lắng nghe câu chuyện của họ và giúp đỡ tìm ra giải pháp. Để làm được điều này, bạn cần tỏ ra quan tâm một cách thích hợp, tránh để người bệnh cảm thấy áp lực, đồng thời thể hiện rằng mình sẵn sàng lắng nghe bất cứ lúc nào họ muốn chia sẻ.
Cụ thể hơn, cần lựa chọn từ ngữ sao cho người bệnh cảm nhận được sự quan tâm đúng mực, được quan tâm, được lắng nghe, được ủng hộ, được tôn trọng. Bệnh nhân trầm cảm thường có xu hướng tự cô lập mình, do đó cần kiên trì và nhẫn nại động viên họ chia sẻ cảm xúc của mình. Cách nói chuyện cần gần gũi, đơn giản, sao cho bệnh nhân có thể dễ dàng trả lời mà không cảm thấy bức bối và áp lực.
Tuyệt đối tránh những lời nói mang tính phán xét, khuyên bảo, dễ gây tổn thương, như:
Thay vào đó, nên bày tỏ sự quan tâm chân thành và ý muốn giúp đỡ, như:
Tự chăm sóc bản thân
Mặc dù ai cũng muốn giúp đỡ người thân và bạn bè của mình nhanh nhất có thể, nhưng cần nhớ rằng căn bệnh trầm cảm lại nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát được sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Việc giữ gìn sức khỏe của bản thân cũng quan trọng không kém gì việc điều trị của bệnh nhân, vì thế bạn cần ưu tiên cho sức khỏe của mình. Những người muốn giúp đỡ bệnh nhân trầm cảm thường nhanh chóng cảm thấy bất lực, giận dữ, xấu hổ, thậm chí sụp đổ trước bệnh tình của họ. Do đó bạn cần nạp đủ năng lượng cho mình để sẵn sàng giang tay giúp đỡ bệnh nhân trầm cảm khi cần. Một số điểm nên lưu ý:
Động viên người bệnh tới gặp chuyên gia
Nỗ lực của bản thân bệnh nhân là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị trầm cảm. Nghịch lý là người bị trầm cảm có thể có những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, thậm chí tin rằng trường hợp của mình là vô vọng và không thể cứu chữa, từ đó chối bỏ sự quan tâm của mọi người, nếu có, và không muốn tới gặp chuyên gia tâm lý. Bạn có thể bắt đầu bằng cách trò chuyện với người bệnh để giúp họ hiểu rằng trầm cảm là có thể chữa được, và kiên nhẫn và khéo léo động viên họ tới gặp chuyên gia. Ngay cả khi họ từ chối, bạn cũng nên thử áp dụng một số phương pháp sau:
Hỗ trợ quá trình điều trị
Khi đã đưa được bệnh nhân trầm cảm tới gặp chuyên gia tâm lý và thống nhất được một liệu pháp, điều quan trọng bạn cần làm là tiếp tục ở bên cạnh, động viên và giúp đỡ người bệnh trong suốt quá trình điều trị:
Nếu người bệnh muốn tự tử
Tỉ lệ tự sát ở người mắc bệnh trầm cảm là rất cao, khi người bệnh lâm vào trạng thái tuyệt vọng và cảm thấy chết là cách giải quyết khủng hoảng duy nhất mà họ có. Cần lưu ý rằng trầm cảm khiến bệnh nhân có suy nghĩ không tỉnh táo theo cách thông thường, và dù họ có muốn tự tử đi chăng nữa thì lý do đằng sau cũng chỉ là họ muốn thoát khỏi trạng thái suy sụp mà trầm cảm gây ra.
Tự tử ít khi là một hành động bộc phát, mà thường là một tiến trình âm thầm diễn ra trong một vài ngày cho tới một vài tháng. Hầu hết những người từng tử tự đều có những dấu hiệu cho thấy ý định của họ, cần hiểu rằng khi nghĩ đến tự tử, họ đang cần được giúp đỡ hơn bao giờ hết. Vì thế việc nhận ra những thông điệp đó và can thiệp kịp thời là tối quan trọng. Những dấu hiệu này có thể bao gồm:
Khi nhận ra những dấu hiệu cho thấy người bệnh có ý định tự tử, bạn cần tìm cách nói chuyện với họ sớm nhất có thể. Cần thẳng thắn đặt vấn đề và chăm chú lắng nghe vấn đề của họ, tuyệt đối không được đưa ra phán xét hay phản đối, sao cho họ cảm nhận được sự quan tâm và giúp họ hiểu rằng bạn cảm nhận được nỗi đau của họ. Nếu người bệnh đã lên kế hoạch tử tự cụ thể thì cần khéo léo tìm hiểu (họ định tự tử khi nào, bằng phương thức gì) và can thiệp khẩn cấp mà không làm họ khủng hoảng và đẩy nhanh quá trình tự sát của mình. Tuyệt đối tránh:
Nếu người bệnh từ chối nói chuyện, im lặng, hoặc nổi giận thì cũng cần kiên nhẫn cho họ biết rằng họ không đơn độc và không phải chịu đựng một mình. Tuyệt đối không để người đang có ý định tự tử ở một mình. Nếu có thể, cất toàn bộ những đồ vật nguy hiểm như dao, dây thừng, thuốc,… tránh xa tầm mắt của họ. Giữ bí mật và chỉ chia sẻ ý định tự tử của họ với chuyên gia tâm lý. Dù hoàn cảnh thực tế có trở nên tồi tệ thế nào đi nữa thì cũng cần nhớ rằng tự tử là có thể phòng tránh được.
***
Mình viết bài viết này với sự cẩn trọng cao nhất khi nhận thức rõ rằng nó có thể giúp ích được phần nào cho nhiều bạn đang phải chống chọi với trầm cảm và dựa trên kinh nghiệm của riêng mình cũng như một số tài liệu từ các tổ chức chuyên giúp đỡ và tư vấn sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, mình cũng phải lưu ý rằng một số điểm trong bài viết này có thể cần được phân tích sâu hơn hoặc đòi hỏi một hướng giải quyết khác cho phù hợp hơn, và vì vậy bài viết này sẽ tiếp tục được cập nhật trong thời gian tới.
Một bản của bài viết này đã được đăng trên Beautiful Mind VN. Bài liên quan: Một số lời khuyên và chia sẻ dành cho người trầm cảm. Lời khuyên của chuyên gia: Người thân bị trầm cảm, nên làm gì?
Anh hay có những bài viết về tâm lý này nhỉ? Thật tiếc là em biết blog của anh hơi muộn, cũng thật tiếc là bài viết này lại chỉ khẳng định lại một trải nghiệm trong quá khứ của em. Nhưng hình như hồi đó em cũng đã làm hết sức, chỉ tiếc là không thể ở bên cạnh bạn em mà thôi.
LikeLiked by 1 person
Bài viết của bạn rất chi tiết. Mình là người đang bị trầm cảm. Vào 2 năm trước cũng đã thử tự sát. Nhưng giờ mọi chuyện đã qua. Mong muốn có thể giúp những người như mình nhưng không biết phải làm gì.
LikeLiked by 1 person
Gia đình tôi cũng có người bị trầm cảm và tôi rất quan tâm đến chứng bệnh này. Tôi cũng muốn biết tôi cần phải làm gì, có thái độ như thế nào, cư xử ra sao với người mang bệnh này. Bởi vì tôi muốn giúp người bệnh nhưng thường bị đẩy ra ngoài vì tôi nói sai, cư xử sai. Tôi ước gì người bệnh trong gia đình tôi có khả năng diễn đạt, bày tỏ ý nghĩ như NHH để giúp người chung quanh, nhất là tôi, làm những việc có thể giúp đỡ người bệnh. Cám ơn NHH. Không dễ dàng gì viết ra những điều đè nặng tâm hồn lẫn thể xác như thế này.
LikeLiked by 1 person
“You think that you save someone’s life like you see on TV or the movies like this:
Someone is on fire; burning in the building. The fireman rushes in to save him. The fireman has all his armor on and has been trained well. He is ready for this and pulls him out of the building.
But it does not really go like that. Sometimes people are burning and dying inside. We do nothing. We let them burn. We all do. We are too caught up in our own lives.
You do not save a life by running into a burning building. You save a life by saying hi.”
http://takingthemaskoff.com/2015/08/11/the-soul-retrevial-how-to-save-a-life/
LikeLiked by 2 people
Mình cũng là 1 người đã và đang phải chịu đựng căn bệnh trầm cảm quái ác này ! Đã được 10 năm rồi , từ lúc mình 12 tuổi tới giờ . Và thật tồi tệ là mình đang có ý nghĩ muốn tự sát hơn bao giờ hết ! Rất mong nhận được lời khuyên từ bạn hoặc những ai có thể giúp mình vào lúc này !
LikeLike