Nguyễn Huy Hoàng

"Và trái tim không chết khi người ta nghĩ nó phải chết"

“Tiếc thương cái ta nghĩ mình được” – Frank Bidart

white house

Photo by Al Drago for The New York Times

Frank Bidart (1939–) là nhà thơ người Mỹ. Ông được trao giải Wallace Stevens năm 2000, giải Bollingen năm 2007, giải thơ của Hiệp hội Phê bình Sách Quốc gia Mỹ năm 2013, giải PEN/Voelcker cho thơ năm 2014, giải công nhận trọn đời của giải thơ Griffin năm 2017, giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 2017, và giải Pulitzer cho thơ năm 2018. Ông là giáo sư hàm Andrew W. Mellon về các ngành nhân văn và giáo sư ngành văn học Anh tại Wellesley College.

Tiếc thương cái ta nghĩ mình được

Chúng ta được sinh ra vào trong một thí nghiệm tuyệt vời.

Ít nhất chúng ta nghĩ mình được. Chúng ta biết là không thể nào
thoát được khỏi bản chất của con người: bà tôi

dạy tôi thế: bản chất tàn nhẫn của chính tôi
dạy tôi thế: nhưng chúng ta tồn tại bên trong một trật tự, tôi

nghĩ, mà lịch sử của nó
chỉ là bóng đơn thuần—

*

Mọi tác phẩm nghệ thuật nghiêm túc về nước Mỹ đều có chung
chủ đề: nước Mỹ

là một Ý tưởng lớn: thực tại vẫn còn thiếu cái gì đó đáng muốn.

Bakersfield. Marian Anderson, giọng ca contralto cổ điển da màu lớn
đầu tiên, người mà Hội Những người con gái của Cách mạng Mỹ

không cho phép hát trong một Constitution Hall

không phân chia khán giả, người sau đó được mời bởi Eleanor
Roosevelt đến hát tại Đài tưởng niệm Lincoln trước hàng ngàn người

đã bị từ chối cho thuê phòng ở Khách sạn Padre, Bakersfield.

Vẻ ghê tởm của mẹ tôi
khi bà kể cho tôi chuyện này. Nó xác nhận phán xét của bà về

cái mà bà không bao giờ có thể thoát khỏi, nơi bà sống hết đời mình.

Sự giận dữ của bà tôi khi, năm tôi bảy hay tám
tuổi, tôi ăn ở nhà của một người bạn da màu.

Các trại cưỡng bức ở cuối truyện Chùm nho uất hận
là ở ngoài

Bakersfield. Ngày tôi còn bé, Okie

vẫn là một từ
chế nhạo và khinh thường tự nhiên phổ biến.

*

Nên điều đó phụ thuộc vào chúng tôi, sinh ra
ở Bakersfield, tạc nên một lịch sử mới

mà lịch sử của nó chỉ là bóng đơn thuần—

*

Để thúc đẩy lịch sử của tinh thần là công việc của chúng tôi:

do đó cảm ơn người, Chúa tể
với lòng độ lượng khởi nguồn từ nghịch lý,

vì cho chúng tôi thấy chúng tôi đã không thay đổi được.

*

Đêm đen, ngày 1 tháng Mười hai năm 2016.

Những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, một lần nữa ở
nước Mỹ, là chấp nhận được, là đáng kính. Nước Mỹ!

Bakersfield ban đầu là đầm lầy, sau này là
hoang mạc. Chúng ta là những đứa con của hoang mạc
trồng trọt trên nửa phân trên cùng của đất.

Frank Bidart, “Mourning What We Thought We Were,” The New Yorker (January 23, 2017 Issue). This poem was included in The Best American Poetry 2018.

Copyright © 2017 by Frank Bidart | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Leave a comment

Information

This entry was posted on April 29, 2018 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.