Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Tuổi trẻ” – W. S. Merwin

WS Merwin

Photograph by Len Jenshel

William Stanley Merwin (1927–) là nhà thơ người Mỹ. Với hơn 50 tập thơ, dịch thuật, và văn xuôi, ông được trao hai giải Pulitzer cho thơ vào các năm 1971 và 2009, giải dịch thuật của PEN năm 1969, giải Bollingen năm 1979, giải Tanning và giải thơ Lenore Marshall năm 1994, giải thơ Ruth Lilly năm 1998, giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 2005, giải văn chương quốc tế Zbigniew Herbert năm 2013, và giải dịch thuật Harold Morton Landon năm 2014. Ông được bổ nhiệm, cùng Rita Dove và Louise Glück, làm Cố vấn Đặc biệt về Thơ cho Thư viện Quốc hội nhiệm kỳ 1999–2000, và làm Poet Laureate nhiệm kỳ 2010–2011. W. S. Merwin được xem là một trong những người có đóng góp đáng kể nhất cho nền thơ ca Mỹ trong cả thế kỷ 20 và 21.

***

W. S. Merwin (trong cuộc trò chuyện với Bill Moyers): [T]uổi trẻ là một thứ mà chúng ta không hiểu được, chừng nào chúng ta còn có nó. Chỉ khi nào chúng ta—nhưng trong đời có nhiều thứ như thế. Tôi nghĩ là có nhiều thứ chúng ta nghe được hay hiểu được, bất kể điều đó nghĩa là gì. Nhưng chúng ta nghe được hay hiểu được hay có một góc nhìn nào đó là vì chúng ta đã đi khỏi đó. Chúng ta bắt đầu thấy chúng và dĩ nhiên, chúng ta không chạm vào chúng được nữa. Chúng đã nằm ngoài tầm với.

[…] Một trong những chủ đề lớn đi qua thơ, tất cả thơ, và tôi nghĩ là một trong những lý do của thơ, một trong những nguồn của thơ, một trong những nguồn của ngôn ngữ, là cảm giác mất mát. Cảm giác mất đi các thứ. Không còn khả năng nắm giữ các thứ. […] Đau buồn là cảm giác mất mát. Cảm giác thứ gì đó đã nằm ngoài tầm với. Đã đi. Không thể tiếp cận được. Và tôi nghĩ đấy là một chủ đề đi qua hầu hết mọi thơ ca. Nhưng tôi nghĩ bản thân ngôn ngữ và thơ được sinh ra theo cùng một cách.

[…] Tôi nghĩ thơ bản chất là những gì không thể nói ra. Và tôi nghĩ ngôn ngữ xuất hiện từ những gì không thể nói. Từ cái mong muốn tuyệt vọng là thốt ra cái gì đó, là diễn tả cái gì đó không thể diễn tả được. Có thể là đau buồn. Có thể là thứ gì đó khác. Anh nhìn một bức ảnh câm lặng chụp một người phụ nữ Iraq có chồng hay con hay anh em trai vừa bị giết trong một vụ nổ. Và anh biết nếu anh có thể nghe được thì cái mà anh nghe được sẽ là một nguyên âm dài của đau buồn. Chỉ là một nguyên âm vô ý vô nghĩa của đau buồn. Khởi nguồn của ngôn ngữ chính là ở đấy. Âm thanh không thể diễn tả được. Và nó là phản xã hội. Nó là phá hoại. Nó đau đớn tột cùng, nằm ngoài biểu đạt. Và phụ âm là những nỗ lực phá vỡ nó, kiểm soát nó, làm gì đó với nó. Tôi nghĩ đấy là cách ngôn ngữ xuất hiện.

Tuổi trẻ

Qua cả tuổi trẻ tôi đã tìm kiếm bạn
mà không biết mình đang tìm kiếm gì

hay gọi bạn là gì tôi nghĩ thậm chí tôi còn
không biết mình đang tìm kiếm làm sao tôi

đã biết được bạn khi tôi thấy bạn như tôi đã thấy
hết lần này đến lần khác khi bạn xuất hiện trước tôi

như bạn đã xuất hiện trần trụi trao cả
thân mình trong khoảnh khắc ấy và bạn để

tôi hít thở bạn chạm vào bạn nếm trải bạn mà biết
không nhiều hơn những gì tôi đã biết và chỉ khi tôi

bắt đầu nghĩ đến việc mất đi bạn tôi
mới nhận ra bạn khi bạn đã là

một phần ký ức một phần khoảng cách mà vẫn là
của tôi theo cách tôi học cách nhớ bạn

những vì sao được tạo ra từ những gì chúng ta không giữ được

W. S. Merwin, “Youth,” The Shadow of Sirius (Copper Canyon Press, 2008).

Copyright © 2008 by W. S. Merwin | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

One comment on ““Tuổi trẻ” – W. S. Merwin

  1. Pingback: [MXH36] Vương Tích đọc thơ (21/11/2019) | Shizuka Tsukiko

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on March 29, 2017 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: