Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Trên cầu Brooklyn” – Charles Simic

brooklyn bridge.jpg

Charles Simic (1938–) là nhà thơ người Mỹ gốc Serbia. Ông được trao giải Pulitzer cho thơ năm 1990, giải thơ Griffin quốc tế năm 2005, giải Wallace Stevens năm 2007, huân chương Robert Frost năm 2011, và giải văn chương quốc tế Zbigniew Herbert năm 2014, và được bổ nhiệm làm Poet Laureate của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2007–2008. Ông nguyên là biên tập viên thơ của tờ Paris Review và là giáo sư hưu trí ngành văn học Anh tại Đại học New Hampshire.

Trên cầu Brooklyn

Có lẽ bạn là một trong nhiều dấu chấm lúc hoàng hôn
Mà tôi thấy đang chầm chậm đi hay đứng bất động,
Ngắm những con mòng biển trên trời hay cái xà lan
Chất một kiện rác chạy trên sông bên dưới.

Cái người, mà gia đình không còn muốn nghe đến,
Đang trên đường đến lớp diễn ban đêm, lướt qua
Lão bồi bàn người Hoa đang đi chiều ngược lại,
Và một vận động viên thể hình nắm tay một cô y tá.

Thế còn người mà tôi luôn luôn mong đụng phải?
Dẫu tôi chẳng nhớ nổi cô ấy trông thế nào?
Cô có thể là một trong ít người vẫn còn đang nấn ná,
Hoặc là người biến mất sau lần cuối tôi liếc về đằng xa.

Charles Simic, “On the Brooklyn Bridge,” The Lunatic: Poems (HarperCollins, 2015).

Copyright © 2015 by Charles Simic | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

2 comments on ““Trên cầu Brooklyn” – Charles Simic

  1. Vule
    December 29, 2017

    Anh Hoàng ơi, có bài thơ này em đọc ý thấy khá hay nhưng do kỹ năng dịch của bản thân em còn hạn chế. Em để đây, nếu anh Hoàng đọc được thì anh có thể dịch đê mọi người cùng đọc không ạ?

    ONE ART – Elizabeth Bishop

    The art of losing isn’t hard to master;
    so many things seem filled with the intent
    to be lost that their loss is no disaster.

    Lose something every day. Accept the fluster
    of lost door keys, the hour badly spent.
    The art of losing isn’t hard to master.

    Then practice losing farther, losing faster:
    places, and names, and where it was you meant
    to travel. None of these will bring disaster.

    I lost my mother’s watch. And look! my last, or
    next-to-last, of three loved houses went.
    The art of losing isn’t hard to master.

    I lost two cities, lovely ones. And, vaster,
    some realms I owned, two rivers, a continent.
    I miss them, but it wasn’t a disaster.

    —Even losing you (the joking voice, a gesture
    I love) I shan’t have lied. It’s evident
    the art of losing’s not too hard to master
    though it may look like (Write it!) like disaster.

    Em cảm ơn anh!

    • Nguyễn Huy Hoàng
      December 29, 2017

      Cảm ơn em. Bài này đúng là rất khó dịch vì nó được viết theo thể villanelle. Mình chép ở đây bản dịch của Nguyễn Đức Tùng:

      Một nghệ thuật

      Nghệ thuật đánh mất học rất dễ dàng
      Nhiều thứ trên đời sinh ra để mất
      Khi chúng không còn bạn chớ hoang mang

      Tập mất vật gì, hãy mất hôm nay
      Lạc chùm khóa cửa, nhiều giờ loay hoay
      Nghệ thuật đánh mất học rất dễ dàng

      Học mất mau hơn, bất ngờ hơn nữa
      Tên tuổi ban sơ, mộng đầu xa lắc, chốn về
      Mất dấu. Đã khuất lâu rồi không thấy tăm hơi

      Bạn đừng buồn đau. Tôi mất đồng hồ
      Mẹ tôi để lại. Ngôi nhà sau cuối, hạnh phúc sáng ngời
      Nghệ thuật đánh mất học rất dễ dàng

      Tôi mất quê hương, mất đến hai lần. Lớn hơn vậy nữa
      Hai dòng sông xanh, một lục địa buồn
      Đau tận nguồn cơn. Không ai chết cả

      Mất luôn người yêu (nói đùa vậy nhé)
      Tôi không dối đâu. Vẫn còn hơn thế
      Nghệ thuật đánh mất học rất dễ dàng
      Nhưng mới nhìn qua (nhớ viết ra!), thảm kịch bàng hoàng.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on December 28, 2017 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: