Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Sáu bài giảng bằng thơ: Bài giảng IV” – Czesław Miłosz

Czesław Miłosz (1911–2004) là nhà văn, nhà thơ, và dịch giả người Ba Lan. Ông được trao giải văn chương quốc tế Neustadt năm 1978 và giải Nobel văn chương năm 1980.

Bài giảng IV

Hiện thực, ta có thể làm gì với nó? Nói cách khác, nó ở đâu?
Nó vừa thoáng qua thì đã biến mất. Vô số cuộc đời
Không được nhớ đến. Các thành phố chỉ có trên bản đồ,
Không gương mặt trên cửa sổ, tầng một, cạnh chợ,
Không có hai người kia trong bụi cây gần nhà máy khí.
Những mùa trở lại, những núi tuyết, đại dương,
Và quả cầu xanh của Trái đất quay tròn,
Nhưng im lặng là họ những kẻ chạy qua làn đạn pháo,
Những kẻ bám lấy một cục đất tìm sự che chở,
Và những người bị đuổi ra khỏi nhà lúc rạng đông,
Và những người bò ra từ một đống xác,
Trong khi ở đây, tôi, một kẻ hướng dẫn trong sự lãng quên,
Dạy rằng nỗi đau sẽ đi (vì nó là nỗi đau của người khác),
Vẫn còn cố trong tâm trí cứu lấy cô Jadwiga,
Một người gù nhỏ bé, một thủ thư chuyên nghiệp,
Người đã chết trong chỗ trú ẩn của một căn nhà tập thể
Được coi là an toàn nhưng đã sụp đổ
Và không ai có thể đào xuyên qua các tấm tường,
Dẫu đã có những tiếng gõ và tiếng nói nhiều ngày.
Vậy là một cái tên đã mất đi hàng thế hệ, mãi mãi,
Những giờ cuối cùng của cô sẽ không ai biết đến,
Thời gian đưa cô đi trong các lớp thế Pliocen.
Kẻ thù thực sự của con người là sự khái quát hóa.
Kẻ thù thực sự của con người, cái gọi là Lịch sử,
Nó thu hút và đáng sợ bởi số nhiều của nó.
Đừng tin nó. Xảo quyệt và gian trá,
Lịch sử không phản tự nhiên như Marx nói với chúng ta,
Và nếu là một nữ thần, thì nữ thần của số phận mù quáng.
Bộ xương nhỏ của cô Jadwiga, cái chấm
Nơi trái tim cô đã đập rộn ràng. Chỉ cái đó
Là tôi sánh ngang với sự tất yếu, luật lệ, lý thuyết.

Czesław Miłosz, “Six Lectures in Verse: Lecture IV,” trans. author and Leonard Nathan in Miłosz, The Collected Poems, 1931-1987 (Ecco Press, 1988).

Copyright © 1985 by Czesław Miłosz | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on December 31, 2020 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: