Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Trang giấy” – Margaret Atwood

atwood.jpg

Margaret Atwood (1939–) là nhà văn và nhà thơ người Canada. Bà được trao giải Man Booker năm 2000 cho cuốn The Blind Assassin (Toronto: McClelland and Stewart, 2000).

Trang giấy

1.

Trang giấy đợi, vờ như trống rỗng. Có phải đấy là sức hấp dẫn của nó, sự trống trải của nó? Thứ mịn và trắng này, thứ ngây thơ đến khủng khiếp này còn là gì khác? Một làn tuyết rơi, một dòng sông băng? Nó là sa mạc, hoàn toàn khô cằn, không có sự sống. Nhưng người ta dấn thân vào những nơi như vậy. Tại sao? Để xem nhường nào họ chịu được, bao nhiêu ánh sáng khô?

2.

Tôi đã nói trang giấy màu trắng, và nó là thế: trắng như váy cưới, những con cá voi hiếm hoi, mòng biển, thiên thần, nước đá và cái chết. Có người nói rằng như ánh nắng nó chứa mọi màu sắc; người khác, rằng nó trắng vì nó nóng, nó sẽ đốt cháy những dây thần kinh thị giác của bạn; rằng những người nhìn chăm chăm vào trang giấy quá lâu sẽ mù.

3.

Tự thân trang giấy không có chiều và không có hướng. Không có lên hay xuống trừ những gì bạn tự mình đánh dấu, không có độ dày và khối lượng trừ cái bạn đặt vào đó, bắc và nam không tồn tại trừ khi bạn chắc chắn về chúng. Trang giấy không có khung cảnh và không có âm thanh, không có tâm và không có cạnh. Vì điều này bạn có thể lạc trong đó mãi mãi. Bạn đã bao giờ thấy cái nhìn tri ân, cái nhìn mừng vui, trên gương mặt những người trở về được từ trang giấy? Mặc cho lả người, mất máu, họ quỳ gối, họ vùi tay vào đất, họ nắm chặt cơ thể của những người họ yêu, hoặc, nếu cần, bất cứ cơ thể nào họ có thể nắm được, với vẻ cấp bách không quen với những người chưa bao giờ trải qua trọn vẹn nỗi kinh hoàng của một hành trình vào trang giấy.

4.

Nếu bạn quyết định vào trang giấy, hãy cầm theo một con dao và vài que diêm, và thứ gì đó nổi được. Cầm thứ gì đó bạn có thể bám víu, và một lăng kính để tách ánh sáng và một lá bùa có tác dụng, nên được treo trên một dây chuyền quanh cổ: đấy là để quay về. Loại giày gì không quan trọng, nhưng tay bạn nên để trần. Đừng bao giờ vào trang giấy mà đeo găng tay. Những quyết định như thế, không cần phải nói, chẳng nên đưa ra một cách nhẹ nhàng.

Có những người, dĩ nhiên, vào trang giấy mà không định trước, không chủ ý. Một số người trong số họ cao số và không gặp khó khăn, nhưng phần lớn không bao giờ thoát được ra ngoài. Đối với họ trang giấy có vẻ như một cái giếng, một hồ bơi xinh xắn trong đó họ thoáng thấy một gương mặt, gương mặt của chính họ nhưng đẹp hơn. Những người bất hạnh này không nhảy: đúng hơn là họ rơi, và trang giấy khép lại trên đầu họ không một tiếng động, không một đường may, và lập tức vẹn nguyên và trống rỗng, như thủy tinh, mê hoặc như trước.

5.

Câu hỏi về trang giấy là: bên dưới nó là gì? Nó dường như chỉ có hai chiều, bạn có thể nhấc nó lên và lật nó lại và mặt sau giống hệt như mặt trước. Chẳng có gì, bạn nói, thất vọng.

Nhưng bạn đang nhìn không đúng chỗ, bạn đang nhìn vào mặt sau thay vì vào bên dưới. Bên dưới trang giấy là một câu chuyện khác. Bên dưới trang giấy là một câu chuyện. Bên dưới trang giấy là mọi thứ từng xảy ra, phần lớn trong số đó bạn sẽ thà không nghe đến.

Trang giấy không phải hồ bơi mà là làn da, một làn da ở đó để bao bọc và nó có thể cảm thấy bạn chạm vào. Bạn thực sự nghĩ nó cứ nằm ở đó và chẳng làm gì sao?

Chạm vào trang giấy nhưng tự liệu: bạn mới trống rỗng và ngây thơ, không phải trang giấy. Tuy thế bạn muốn biết, sẽ không gì ngăn cản bạn. Bạn chạm vào trang giấy, như kéo một lưỡi dao qua nó, trang giấy giờ đã bị tổn thương, một vết thương uốn lượn mở ra, một đường rạch mỏng. Bóng tối tuôn trào.

Margaret Atwood, “The Page,” Murder in the Dark: Short Fictions and Prose Poems (Coach House Books, first published 1983).

Copyright © 1983 by Margaret Atwood | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

One comment on ““Trang giấy” – Margaret Atwood

  1. Mi Nguyen
    November 15, 2016

    Một bài viết quá tuyệt vời

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on November 14, 2016 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: