Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Khi người ta sống đã một mình quá lâu” – Galway Kinnell

galway kinnell.jpg

Photo by Bobbie Bristol

Galway Kinnell (1927–2014) là nhà thơ người Mỹ. Ông được trao giải Pulitzer cho thơ và giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 1983 cho tập Selected Poems (Houghton Mifflin, 1982).

Khi người ta sống đã một mình quá lâu

1.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
họ dằn lòng không vụt con ruồi
và để nó đi, và họ sẽ ngần ngại đập
con muỗi, dù hơn cả sẵn lòng tát
da thịt bên dưới, và họ nhấc con cóc
ra khỏi cái hố quá sâu không nhảy ra được
và mang nó đến bãi cỏ, chẳng bận tâm
nước tiểu độc mà nó bôi lên người,
và họ bọc, trong một chiếc khăn, con yến
ngã xuống từ ống khói và đập mình
vào kính cửa sổ, và thả nó ra bên ngoài
và nhìn nó bay, sợi dây cứu sinh ném vào thực tại,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

2.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
họ túm lấy con rắn từ phía sau đầu
và giơ nó lên cho đến khi nó thôi cố dí
cái lưỡi màu cam—tách đôi ở đầu
thành hai sợi tơ đen và lóe ra
như hơi thở của người ăn lửa và chẳng
mấy giống gì cái cục hồng lốm đốm
mà hầu hết lơ mơ trong miệng con người—
vào da thịt họ, và kẹp nó giữa hai hàm,
để cái đầu cam sáng thè ra, như trẻ con làm
khi chúng tập trung, và rất có thể như
họ cũng làm, mà không biết,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

3.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
giữa những hối tiếc quá bao la quá khứ chiếm
gần như mọi căn phòng có ở trong ý thức,
họ để ý trong đôi mắt rắn, nhìn đằng sau
mà không ít chú ý hơn đến tương lai,
cái vẩn mây đục màu sữa xanh xuất hiện
khi con rắn chuẩn bị lột da
và đổi mới—trong khi vẫn tiếp tục,
tất nhiên, già đi—cùng một màu bleu passé
tẩy đi giác mạc của những người mắt xanh
khi họ nằm ngửa lúc cuối và nhìn về thiên đường,
sự mờ đi họ nghĩ có nghĩa là họ không tìm được nó,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

4.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
họ quỳ xuống để ngắm nghía một sinh vật,
so bộ mặt của vĩnh cửu của nó với gương mặt
đầy những giờ của mình, ghi lại những khác biệt,
phóng đại chúng, biến chúng thành mọi thứ,
cho đến khi kẻ kia hoàn toàn khác, và rồi,
cật lực, có lẽ với cái lưỡi thè ra,
đi trở lại qua từng khác biệt và lần này
xóa bỏ nó, cho đến khi chỉ còn sự giống nhau
và đột nhiên sự đồng nhất, và… nhiều phút sau
họ bắt đầu tỉnh, ngạc nhiên cách không thể cưỡng lại
mà họ rơi vào sự hạnh phúc của tình thân thuộc,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

5.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
và buổi sáng lắng nghe những con bồ câu bi ai
ngâm bài kinh thương xót của chúng, hay con vật bé nhỏ
nâng tinh thần trên một cành cây hót, “chíc, chíc!”
hay đàn châu chấu cào lửa thiêng ở đùi chúng
dậy, hay lũ chim sẻ lúc giữa ngày gửi những tiếng
huýt sáo của chúng qua cánh đồng, và lúc hoàng hôn,
tiếng lách tách không giảm, như tiếng đục của người cắt đá,
hoặc đêm buông nghe nòng nọc vừa sắp lại thành ếch
nâng giọng bài kính mừng thánh thể—nghe những kẻ
bay nhảy vọng xuống cho chúng ta sự thương xót
của những ngôn ngữ khác—như giọng nói bên trong,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

6.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
họ biết rằng ý thức là cái làm cho trọn vẹn,
và như kẻ ý thức nhất trong những kẻ
khác bật ra những tiếng kêu có vẻ cưỡng buộc—
con chim đớp ruồi bé nhỏ nhất rít lên “che-bec!”
hay con chim gõ kiến đầu đỏ vang giai điệu của nó
từ một cái máng xối kim loại, hay con trĩ đánh trống
“thrump thrump thrump thrump-thrump-
thrump-thrump-rup-rup-rup-rup-rup-r-r-r-r-r-r”
sâu trong rừng, tất cả chúng trong sự khai mở
của thời gian cố gắng hát mình vào sự biết mình—
họ biết mình ở đây là để nghe chúng thành ánh sáng,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

7.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
họ muốn được như con lợn, không cho phép hoãn lại
sự sung sướng, và con nhím, hoặc lợn gai,
đi thẳng vào hầm rượu mà không phải ngôi nhà
bởi vì nó đã ăn cầu thang hầm trên đường đi lên,
và họ thích con giun, bằng cách gói mình lại
rồi duỗi mình ra nó đi qua lòng đất,
không ít hơn con bướm, liêu xiêu đầy lo lắng
giữa những bông hoa hiên trong lúc chúng tối lại,
và càng ngày họ nhận ra là họ thích
bất cứ loài nào khác loài người của họ,
đã trở nên toán loạn, làm họ xa lạ với chính mình,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

8.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
chua cay, lánh đời, họ lồng sự tự phụ của Satan
vào trong sự bất tuân của mình, Thà làm vua
địa ngục còn hơn là đầu hàng trên mặt đất
, và quên đi
loài của họ—cái cách mà giờ con rắn làm,
thôi cố bò xuống sàn và nấn ná
trên khắp cơ thể họ, thu vào các đường nét của nó,
nhận nhiệt độ của nó—và từ bỏ hy vọng
về sự ngọt ngào của tình bạn hay tình yêu,
chẳng bao lâu hầu như chẳng còn nhớ nó là gì,
và ao ước sự tĩnh lặng của vật chất vô cơ,
trong sự tự giải thể có thể họ không biết cách dừng,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

9.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
và con hoét cất tiếng gọi và có tiếng trả lời,
và con ếch đầu bò nửa thò lên mặt nước ngâm
những khúc hoan ca nó đã hát trong mùa xuân đầu,
và con rắn hạ mình trên bậc cửa
và bò đi giữa những viên đá, họ nhận ra
chúng đều sống để bầu bạn với đồng loại, và họ biết,
sau một thời gian dài cô độc, sau nhiều bước
bước đi khỏi đồng loại, về những vương quốc khác,
lời cầu nguyện khó khăn trong khúc hát của họ
đang sắp sửa trở lại, nếu có thể, với riêng họ,
một thế giới suýt mất, trong lưu đày ngày một sâu,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

10.

Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
họ muốn sống một lần nữa giữa những con người,
trở lại nơi mà sự gắn kết của họ với loài người
đổ vỡ, nơi mà mối băn khoăn về cái chết và giờ là cả
lịch sử chiếu ánh lửa của nó lên những khuôn mặt,
nơi ánh mắt của đứa trẻ sơ sinh gặp ánh mắt
của người bà cụ, và nơi mà những người tình nói,
trên những đôi môi đỏ thắm hôn, thứ ngôn ngữ
như nhau trong mỗi miệng, và như chim lúc bình minh
cất cao lên bài ca của cả trời và đất,
cho đến khi mặt trời bắt đầu mọc, và họ đứng
dưới ánh sáng ngày của sự hợp nhất: thiên đường,
khi người ta sống đã một mình quá lâu.

Galway Kinnell, “When One Has Lived a Long Time Alone,” When One Has Lived a Long Time Alone (Knopf, 1990). This poem was first published in The Atlantic in 1989 and was included in The Best American Poetry 1990 and The Best of the Best American Poetry: 1988-1997.

Copyright © 1990 by Galway Kinnell | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

One comment on ““Khi người ta sống đã một mình quá lâu” – Galway Kinnell

  1. genderchats
    May 29, 2018

    “Khi người ta sống đã một mình quá lâu,
    họ muốn sống một lần nữa giữa những con người,
    trở lại nơi mà sự gắn kết của họ với loài người
    đổ vỡ, nơi mà mối băn khoăn về cái chết và giờ là cả
    lịch sử chiếu ánh lửa của nó lên những khuôn mặt,
    nơi ánh mắt của đứa trẻ sơ sinh gặp ánh mắt
    của người bà cụ, và nơi mà những người tình nói,
    trên những đôi môi đỏ thắm hôn, thứ ngôn ngữ
    như nhau trong mỗi miệng, và như chim lúc bình minh
    cất cao lên bài ca của cả trời và đất,”

    Chị thích nhất đoạn này!
    Đừng sống một mình quá lâu, nếu em đang làm vậy :-)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on May 15, 2018 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: