W. H. Auden sinh năm 1907 ở York và theo học Văn học Anh tại Christ Church, Đại học Oxford, nơi ông kết bạn với các nhà thơ Cecil Day-Lewis, Louis MacNeice, và Stephen Spender. Ông đến Mỹ năm 1939 và trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1946. Auden được trao giải Pulitzer cho thơ năm 1948, giải Bollingen năm 1953, và giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 1956, và từ năm 1956 đến năm 1961 là Giáo sư về Thơ tại Đại học Oxford. Ông qua đời ở Vienna năm 1973.
Cái xẻng của nhà khảo cổ học
thục sâu vào những nơi ở
đã trống rỗng từ lâu,
khai quật lên bằng chứng
về những lối sống không ai
còn mơ tới bây giờ,
lấy cái y không có nhiều
để nói rằng y có thể chứng minh:
gã đàn ông may mắn!
Kiến thức có thể có những mục đích của nó,
nhưng đoán thì luôn
vui hơn là biết.
Chúng ta biết rằng Con người,
vì sợ hãi hoặc tình cảm,
đã luôn luôn lập mộ cho người chết.
Cái thảm họa một thành phố,
phun trào núi lửa,
sông ngòi giận dữ,
hay một đám người,
thèm khát nô lệ và vinh quang,
thì hiển nhiên một cách trực quan,
và chúng ta khá chắc chắn rằng,
ngay sau khi cung điện được xây,
những kẻ cai trị của chúng,
tuy là hám sắc dục
và nhạt toẹt vì những lời tâng bốc,
chắc hẳn thường xuyên ngáp.
Nhưng các hố thóc có biểu hiện
một năm đói kém?
Nơi một chuỗi tiền xu
vụn dần, chúng ta có nên suy luận
một thảm họa lớn?
Có lẽ. Có lẽ.
Từ tranh tường và tượng
chúng ta có một cái nhìn thoáng qua về cái
những Đấng Xưa cúi đầu,
nhưng không thể hình dung
tình huống nào thì họ đỏ mặt
hoặc họ nhún vai.
Các thi nhân đã dạy cho chúng ta những huyền thoại của họ,
nhưng Họ tiếp nhận chúng thế nào?
Đó là một câu hỏi khó.
Khi người Norse nghe tiếng sấm,
họ có nghiêm túc tin
rằng Thor đang giáng búa?
Không, tôi sẽ nói: Tôi thề
rằng con người đã luôn kề cà trong các huyền thoại
như những Chuyện Viển Vông,
đến mức tha thiết thực sự của họ
là để đem những cái cớ
đến cho những hành động nghi thức.
Chỉ trong những nghi thức
chúng ta từ bỏ được những kỳ quặc của mình
và thực sự toàn vẹn.
Không phải mọi nghi thức
đều nên được đề cao như nhau:
một số thì gớm ghiếc.
Chẳng có gì mà Kẻ bị đóng đinh
không muốn hơn
là sự chém giết để làm vui lòng Ngài.
CODA
Từ khảo cổ học
một bài học, ít nhất, có thể được rút ra,
đó là, tất cả
sách giáo khoa của chúng ta nói dối.
Cái chúng gọi là Lịch sử
thì chẳng có gì đáng để ca ngợi,
được tạo ra, như nó là,
bởi đám tội phạm trong chúng ta:
cái thiện thì vượt thời gian.
W. H. Auden, “Archaeology,” Thank You, Fog (Random House, 1974). This poem was also published in The New York Review of Books (December 12, 1974 Issue).
Copyright © 1973 by W. H. Auden | Nguyễn Huy Hoàng dịch.