Joseph Brodsky sinh năm 1940 ở Leningrad và định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1972 sau khi bị chính quyền Liên Xô trục xuất. Ông được trao giải phê bình của Hiệp hội Nhà Phê bình Sách Quốc gia Mỹ năm 1986 và giải Nobel văn chương năm 1987, sau đó được bổ nhiệm làm Poet Laureate của Hoa Kỳ từ năm 1991 đến năm 1992. Ông qua đời ở New York City năm 1996.
Khoảng một năm đã trôi qua. Tôi đã quay trở lại chiến trường,
với lũ chim đã học cách giang rộng đôi cánh từ một lưỡi dao cạo
nguy hiểm hoặc, cùng lắm, từ một đôi lông mày ngạc nhiên,
những đôi cánh lúc thì màu chạng vạng, lúc thì màu ố đỏ của máu.
Giờ ở đây người ta bán những gì còn lại của mắt cá chân của bạn,
đồng của những tấm áo giáp rám nắng, một nụ cười đã tắt,
ý nghĩ đáng sợ về những nguồn dự bị mới, ký ức về những sự phản
bội, dấu ấn của nhiều thi thể trên những lá cờ đã giặt.
Con người mọc um tùm ở mọi nơi. Tàn tích là một kiểu kiến trúc
cứng đầu, và sự khác biệt giữa trái tim với một hố thẳm âm u
thì không đủ lớn, không đủ lớn để sợ một ngày nào đó, một lúc
nào đó chúng ta sẽ lại va vào nhau như những quả trứng mù.
Vào buổi sáng, khi không ai nhìn vào mặt người khác, tôi thường
ra ngoài, đi bộ, đi đến chỗ một tượng đài được đúc trong
những giấc mơ dài mê mệt. Và trên đó có ghi: “Người hùng.” Song
nó đọc giống như “Đường cùng.” Và giữa trưa, “Thằng khùng.”
Joseph Brodsky, “Элегия” (1985).
Nguyễn Huy Hoàng & Phạm Hà Anh dịch.