Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Sự đố kỵ đại từ” – Anne Carson

HDS first ladies.jpg

Five of the first women students at Harvard Divinity School, 1955 | Photo by Boston Herald

Anne Carson (1950–) là nhà thơ và dịch giả tiếng Latin và Hy Lạp cổ người Canada. Bà được trao giải văn chương Lannan cho thơ năm 1996, giải T. S. Eliot năm 2001, và hai giải thơ Griffin vào các năm 2001 và 2014. Bà là giáo sư ngành cổ điển học và văn học so sánh tại Đại học Michigan.

Sự đố kỵ đại từ

là một cụm từ
được đặt ra bởi Cal Watkins
của Tổ Ngôn ngữ học Đại học Harvard
tháng Mười một năm 1971

để chê bai
những mối quan ngại nhất định
của các nữ sinh viên
Trường Thần học Harvard.

Trong một thế giới
nơi Chúa là “He”
và mọi người khác
là “mankind,”

thì cơ hội nào
chúng ta có cho
một chút sự chú ý?
dường như là câu hỏi của họ.

Cal Watkins—
một người kiên nhẫn sao—
không hề nói bạn vẽ-chuyện mớm-
tin thọc-gậy bới-lỗi phá-

bĩnh!

mà đúng hơn là
bản thân các đại từ
thì không đáng trách. Đó là hệ
đánh dấu Ấn-Âu.

Một hệ nhị phân.
Nó xem giới nam là giới
không bị đánh dấu. Như thể mọi
sinh vật trên thế giới
hoặc là khóa kéo

hoặc là ô liu,
chỉ trừ
ngày xưa ở lưu vực sông Ấn
năm 5000 TCN chúng ta đã quyết định
gọi chúng là khóa kéo

và phi khóa kéo.

Đến năm 1971,
nhóm phi khóa kéo
đã trở nên không yên.
Họ bắt đầu mang

còi kazoo đến các bài giảng
để nhấn chìm một số đại từ
và đặc điểm nam tính nhất định.
Giờ, cái kazoo

là một đồ chơi, một nguồn tiếng động.
Nó chải sạch không khí
ở nơi đó.
Bạn

có thể làm gì
với một mẩu không khí được chải sạch?
Có nhiều thứ.
Bạn có thể lấp đầy nó với các tân ngữ.

Hoặc với tái phân tích. Hoặc với
sự ngoại ứng.
Chúng ta hãy xem xét
sự ngoại ứng. Ngoại ứng

là thích ứng theo một hướng hướng ra.

Bạn có lẽ đã thấy
những hình ảnh của một loài khủng long
tên là archaeopteryx.
Có lông vũ

nhưng không bay.
Lông của nó giữ cho loài archaeopteryx
được ấm.
Trong khi đó ở mọi nơi

băng đang tan chảy.
Lông để
ấm
trở nên thừa.

Một đêm
loài archaeopteryx
ngoại ứng lông của nó—thành cánh—và
trên

những sân trường Harvard
dậy lên những sinh viên thần học
trong chuyến bay bạo lực,
thay đổi mọi thứ,

thay đổi không gì,
vút lên và chao lượn
dưới trăng,
dự định (không

nghi ngờ gì) không bao giờ trở lại
nhưng tất nhiên
điều đó tỏ ra là bất khả.
Họ đã trở lại,

họ hoàn thành bằng cấp của mình,
họ dùng cánh
để đánh các đại từ
trên một sân khúc côn cầu lớn

đằng sau Trường Thần học.

Đêm lạnh
xộc vào trán tôi
và một vùng cảm xúc ở bên trên dưới
lưỡi

khi tôi
nhớ lại những trận cầu ấy.
Nhưng bởi một hệ nhị phân
dùng số trong cơ số 2,
chỉ

cần 1 và 0
để thể hiện sự khác biệt của nó,
chúng tôi phải ghi điểm
trong bê bối và nỗi buồn,

trong tungsten và những con phố
xoắn dài, trong những dấu
áo-cô-dâu, lòng-thiếu-nữ,
trộm-nẫng, gió-đưa,

thạch-vững, sững-sờ,

giành-giật-qua-lại,
thế-giới-vô-cùng
của chính sự phát minh của chúng tôi.
Và đến ngày nay

nếu bạn nhìn đằng sau Trường
Thần học (và nếu bạn biết
mình phải tìm gì)
có thể bạn sẽ thấy một dư lượng nhỏ của

những đêm ấy.
Đây
là cái cần tìm:
một con ngựa lùn

đứng im lặng với một bên tai

cụp.
Nó dường như có
một chút chiếm đoạt mắc lại trong đó.
Nó lắc đầu và mọi thứ xung quanh

bạn, thấm đẫm
buổi đêm
và những cái sân và bất kể điều gì
có thể lấy đi và không thể lấy đi ở đó,


một mùi như
một bộ tuxedo mới.

Anne Carson, “Pronoun Envy,” Float (Knopf, 2016). This poem was first published in The New Yorker (February 10, 2014 Issue).

Copyright © 2014 by Anne Carson | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on September 3, 2018 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: