Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Đáng yêu sao” – László Krasznahorkai

Krasznahorkai László.jpg

Photo by Lenke Szilágyi

László Krasznahorkai (1954–) là nhà văn và nhà viết kịch người Hungary, tác giả của các cuốn tiểu thuyết SátántangóNỗi buồn kháng cự, và Chiến tranh và chiến tranh. Ông được trao giải Kossuth (của chính phủ Hungary) năm 2004 và giải Man Booker Quốc tế năm 2015.

Đáng yêu sao

Sẽ đáng yêu sao, một thế giới mà chúng ta có thể kết thúc bằng cách tổ chức một loạt bài giảng—ở bất cứ nơi nào trên thế giới đang rời đi này—và cho nó một phụ đề chung, “Loạt bài giảng về thuyết Lĩnh vực,” nơi hết người này đến người khác, như trong một rạp xiếc, các nhà thuyết giảng từ khắp nơi trên thế giới sẽ nói về “thuyết lĩnh vực”: một nhà vật lý, theo sau là một nhà nghệ thuật sử, một nhà thơ, một nhà địa lý, một nhà sinh học, một nhà âm nhạc học, một nhà kiến trúc, một nhà triết học, một nhà vô chính phủ, một nhà toán học, một nhà thiên văn học, v.v., và nơi mà trước một cử tọa thường trực, không bao giờ thay đổi, nhà vật lý ấy, nhà nghệ thuật sử ấy, nhà thơ ấy, nhà địa lý, nhà sinh học ấy, nhà âm nhạc học ấy, nhà kiến trúc ấy, nhà triết học ấy, nhà vô chính phủ ấy, nhà toán học ấy, nhà thiên văn học ấy, v.v., sẽ thuật lại những suy nghĩ của mình về lĩnh vực từ quan điểm riêng, lưu ý đến nhan đề chung của loạt bài giảng, “Không có Lĩnh vực,” chỉ ra mối quan hệ đặc biệt giữa nhan đề này và chủ đề của nó, nên người nghệ sĩ hay nhà khoa học ấy sẽ nói về điều này, tiếp cận nó từ quan điểm tương ứng của anh ta về thơ, nhạc, toán, kiến trúc, mỹ thuật, địa lý, sinh học, ngôn ngữ của thi pháp và vật lý, triết học, vô chính phủ, cho chúng ta biết anh ta nghĩ gì, và anh ta khuyên chúng ta nên nghĩ gì về lĩnh vực—và toàn bộ chuyện này nằm dưới sự bảo trợ của một tuyên bố tóm tắt phủ nhận rằng chủ đề này, lĩnh vực, là có tồn tại. Mâu thuẫn, tuy thế, là rõ ràng; loạt bài giảng này cũng có thể mang (một cách cay đắng) nhan đề “Tất cả là Lĩnh vực” một cách khách quan như nhan đề thực tế của nó, “Không có Lĩnh vực.” Bởi các nhà thuyết giảng sẽ nói về tầm quan trọng—đối với họ và đối với chúng ta—của một hữu thể mà từ điểm nhìn của nó, khi nhìn vào vũ trụ, lĩnh vực có tồn tại; họ sẽ giảng về tầm quan trọng của vấn đề, cụ thể là: liệu bản chất hạn chế không thể chối cãi của quan điểm con người có thể dẫn chúng ta đến khẳng định đầy sức nặng, dẫu không thể chứng minh—và từ một quan điểm khác bên cạnh con người nó là hình dung được—rằng không có lĩnh vực, rằng đây là lối đứng của các vấn đề, song, thế nhưng, đối với chúng ta, bất kể chúng ta nhìn nơi nào, chúng ta cũng thấy bị hủy hoại và nguyên vẹn không gì ngoài lĩnh vực, lĩnh vực trên lĩnh vực ở mọi nơi; cho là chúng ta đã đạt đến một điểm mà, bị mắc kẹt trong không gian chật hẹp hun hút của quan điểm con người, khi đã gần với sự chấm dứt thình lình một hành trình tâm linh tột độ, chúng ta phải đi đến kết luận: vượt ra ngoài sự giới hạn hun hút này trên thực tế chúng ta đeo đuổi không gì khác, không gì khác, ngay cả sự tồn tại theo bất cứ cách nào, chúng ta không còn đeo đuổi ngay cả sự tồn tại, chỉ lời hứa rằng chỉ một lần ở một lĩnh vực nào đó, giữa cái đẹp sâu sắc nhất và điêu tàn, chúng ta có thể thoáng thấy một cái gì đó, bất cứ gì nhắc đến chúng ta.

László Krasznahorkai, “How Lovely,” trans. John Batki, in Krasznahorkai, The World Goes On, trans. Ottilie Mulzet, George Szirtes, and John Batki (New Directions, 2017).

Copyright © 2017 by László Krasznahorkai | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on January 14, 2020 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: