Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Đọc nhà thơ Nhật Bản Issa (1762–1826)” – Czesław Miłosz

milosz
Photo by Tomasz Wierzejski/ Agencja Gazeta

Czesław Miłosz (1911–2004) là nhà văn, nhà thơ, và dịch giả người Ba Lan. Ông được trao giải văn chương quốc tế Neustadt năm 1978 và giải Nobel văn chương năm 1980.

Đọc nhà thơ Nhật Bản Issa (1762–1826)

                    Một thế giới đẹp—
          những hạt sương rơi
                    từng giọt, từng đôi

Một vài nét mực và đây.
Sự tĩnh lặng khôn cùng của màn sương trắng,
tỉnh dậy trên những ngọn núi,
những đàn ngỗng gọi,
một sợi dây giếng cọt kẹt,
và những giọt nước đọng trên hiên.

Hay có lẽ là căn nhà kia.
Đại dương vô hình,
sương mù đến trưa
nước rỏ trong một cơn mưa lớn từ những cành hồng sam,
còi báo động râm ran dưới vịnh.

Thơ có thể làm được đến thế và không hơn.
Vì chúng ta không thể thực sự biết người nói,
xương và gân của ông như thế nào,
độ xốp của làn da ra sao,
ông cảm thấy thế nào bên trong.
Và liệu đây có phải là làng Szlembark
nơi bên trên làng đó chúng ta từng thấy những con kỳ nhông,
sặc sỡ như những chiếc váy của Teresa Roszkowska,
hay một lục địa khác và những cái tên khác.
Kotarbinski, Zawada, Erin, Melanie.
Không có ai trong bài thơ này. Như thể nó tồn tại
chính nhờ sự biến mất của những nơi chốn, con người.

                    Một tiếng chim cu
          gọi tôi, gọi núi,
                    gọi tôi, gọi núi

Ngồi dưới chái trên một gờ đá
nghe thác nước ngâm nga trong một hẻm núi,
ông có trước mặt những nếp gấp của một ngọn núi rậm
và mặt trời lặn chạm vào núi
và ông nghĩ: làm thế nào mà tiếng chim cu
luôn quanh quẩn không ở đây thì ở kia?
Cũng có thể chuyện này không nằm trong trật tự của vạn vật.

                    Trên thế giới ta
          bước đi trên mái
                    Địa ngục nhìn hoa

Biết và không nói ra.
Người ta quên đi theo cách đó.
Cái được nói ra thì củng cố chính nó.
Cái không được nói ra thì hướng về hư vô.
Lưỡi bị bán đi cho xúc giác.
Loài người chúng ta tồn tại nhờ hơi ấm và sự mềm mại:
thỏ con của tôi, gấu nhỏ của tôi, mèo nhỏ của tôi.

Bất cứ thứ gì ngoài một cơn run rẩy trong bình minh giá lạnh
và nỗi sợ trước ngày sắp tới
và đòn roi của tên quản ngục.
Bất cứ thứ gì ngoài những phố mùa đông
và không ai trên toàn trái đất
và hình phạt của ý thức.
Bất cứ thứ gì ngoài.

Berkeley, 1978

Czesław Miłosz, “Reading the Japanese Poet Issa (1762–1826),” trans. author and Robert Hass in Miłosz, The Separate Notebooks (Ecco Press, 1984). This poem also appeared in The New Yorker (February 21, 1983 Issue).

Copyright © 1984 by Czesław Miłosz | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on June 11, 2020 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: