Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Phố Descartes” – Czesław Miłosz

milosz

Photo by Sophie Bassouls/ Sygma via Getty Images

Czesław Miłosz (1911–2004) là nhà văn, nhà thơ, và dịch giả người Ba Lan. Ông được trao giải văn chương quốc tế Neustadt năm 1978 và giải Nobel văn chương năm 1980.

Phố Descartes

Đi vòng qua phố Descartes
Tôi xuống bờ sông Seine, rụt rè, một du khách,
Một đứa trẻ mọi rợ vừa mới đến thủ đô của thế giới.

Chúng tôi có nhiều người, từ Jassy và Kolozsvar, Wilno và Bucharest, Sài Gòn và Marrakesh,
Xấu hổ khi nhớ lại những tập tục ở quê nhà,
Không nên nói cho bất cứ ai ở đây:
Cái vỗ tay gọi người hầu, những cô gái chân trần chạy lại,
Chia thức ăn với những câu thần chú,
Chủ tớ cùng ngâm những lời đồng ca cầu nguyện.

Tôi đã bỏ đằng sau các tỉnh nhiều mây,
Tôi đã bước vào chốn đại đồng, lóa mắt và thèm muốn.

Chẳng mấy chốc nhiều người từ Jassy và Kolozsvar, hay Sài Gòn hay Marrakesh
Sẽ bị giết vì họ muốn xóa bỏ các tập tục quê nhà.

Chẳng mấy chốc những người bằng hữu của họ sẽ lên nắm quyền
Để giết chóc nhân danh những ý tưởng đại đồng tốt đẹp.

Trong khi đó thành phố vẫn hành xử theo bản chất của nó,
Rộ lên những tiếng cười khàn trong bóng tối,
Nướng những chiếc bánh dài và rót rượu vang vào bình đất sét,
Mua cá, chanh, và tỏi ở các con phố chợ,
Thờ ơ như nó vẫn với danh dự và ô nhục, vĩ đại và vinh quang,
Bởi những thứ đó đã giải quyết xong và đã tự biến mình
Thành những tượng đài không ai biết là ai,
Thành những khúc aria lí nhí và những lối văn vở.

Tôi lại tựa mình vào bờ kè đá hoa cương thô ráp,
Như thể vừa trở về từ những chuyến đi dưới lòng đất
Và đột nhiên thấy trong ánh sáng vòng quay của bốn mùa
Nơi các đế chế đã sụp đổ và những người từng sống đã chết.

Chẳng còn thủ đô của thế giới, ở đây hay ở nơi nào nữa,
Và các tập tục bị xóa bỏ cũng đã được trả lại tên lành,
Và giờ tôi biết thời gian của các thế hệ con người không giống như thời gian của trái đất.

Còn về những trọng tội của tôi, có một điều làm tôi nhớ nhất:
Làm sao mà một hôm, trên một con đường rừng đi dọc theo suối,
Tôi đã đè đá lên một con rắn nước nằm cuộn tròn trong cỏ.

Và những gì tôi gặp trong đời là hình phạt thích đáng
Sớm muộn cũng đến với kẻ phạm điều cấm kỵ.

Berkeley, 1980

Czesław Miłosz, “Bypassing Rue Descartes,” trans. Renata Gorczynski and Robert Hass in Miłosz, The Separate Notebooks (Ecco Press, 1984). This poem also appeared in The New Republic (May 23, 1981 Issue).

Copyright © 1984 by Czesław Miłosz | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Chú thích của Czesław Miłosz cho tập The Collected Poems: Ở Litva, nơi tác giả lớn lên, có nhiều tín ngưỡng ngoại giáo còn sót lại, trong đó có việc thờ phụng rắn nước, loài vật được gắn với mặt trời. Một điều cấm kỵ nghiêm ngặt đã bảo vệ rắn nước khỏi mọi sự làm hại do con người gây ra.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on June 20, 2020 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: