Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Trưa” – Louise Glück

Louise Glück (1943–) là nhà thơ người Mỹ. Bà được trao giải Pulitzer cho thơ năm 1993, giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 2014, và giải Nobel văn chương năm 2020.

Trưa

Chúng chưa phải người lớn—giống một cậu bé và cô bé hơn, thực sự.
Đã nghỉ hè. Đó là phần tuyệt nhất của mùa hè, khi nó còn đang bắt đầu—
mặt trời chiếu, nhưng cái nóng còn chưa gay gắt.
Và tự do chưa trở nên nhàm chán.

Vì vậy, bạn có thể dành cả ngày, toàn bộ, lang thang trên đồng cỏ.
Đồng cỏ cứ trải dài vô tận, và ngôi làng ngày càng mờ nhạt—

Nó có vẻ là một vị thế kỳ lạ, rất trẻ.
Chúng có thứ này mà mọi người đều muốn mà chúng không muốn—
nhưng chúng vẫn muốn giữ nó; chúng chỉ có thế để tận dụng.

Khi chúng ở một mình như thế, đây là những thứ mà chúng nói về.
Thời gian đối với chúng không chạy đua thế nào.
Nó giống như cuộn phim đứt ở rạp chiếu phim. Chúng ở lại—
chủ yếu, chúng không muốn ra về. Nhưng cho đến khi cuộn phim được sửa
cuộn phim cũ vẫn được đút vào,
và đột nhiên bạn trở lại một thời gian trước trong phim—
nam chính còn chưa gặp nữ chính. Cậu vẫn ở nhà máy,
cậu còn chưa bắt đầu hư hỏng. Và cô lang thang quanh các bến tàu, đã hư hỏng.
Nhưng cô chưa bao giờ muốn nó xảy ra. Cô đã ngoan, rồi nó đến với cô,
như một cái túi bị chụp lên đầu.

Trời hoàn toàn xanh, nên cỏ thì khô.
Chúng sẽ có thể ngồi mà không gặp rắc rối.
Chúng ngồi, chúng nói về mọi thứ—rồi chúng ăn bữa ăn dã ngoại.
Chúng đặt thức ăn lên bạt, để nó được sạch sẽ.
Chúng đã luôn làm theo cách này; chúng tự lấy cỏ.

Phần còn lại—làm sao hai người có thể nằm xuống bạt—
chúng biết chuyện đó nhưng chúng chưa sẵn sàng cho nó.
Chúng biết những người đã làm chuyện đó, như một loại trò chơi hoặc thử nghiệm—
rồi bạn nói, không, chưa đến lúc, mình nghĩ mình sẽ vẫn làm một đứa trẻ.
Nhưng cơ thể bạn không nghe. Bây giờ nó đã biết mọi thứ,
nó nói bạn không phải là một đứa trẻ, bạn đã không còn là một đứa trẻ từ lâu.

Ý nghĩ của chúng là, hãy tránh xa sự thay đổi. Đó là một trận tuyết lở—
tất cả tảng đá sẽ trượt xuống núi, và đứa trẻ đứng dưới
sẽ chết.

Chúng ngồi ở chỗ đẹp nhất, dưới những cây dương.
Và nói chuyện—phải hàng tiếng đồng hồ, mặt trời đã ở chỗ khác.
Về trường học, về những người mà cả hai đều biết,
về việc làm người lớn, về chuyện làm sao mà bạn biết ước mơ của bạn là gì.

Chúng từng chơi các trò chơi, nhưng giờ thì thôi—quá nhiều động chạm.
Chúng chỉ chạm vào nhau khi chúng gấp bạt lại.

Chúng biết điều này ở nhau.
Đó là lý do nó không được nói đến.
Trước khi chúng làm chuyện gì như thế, chúng sẽ cần phải biết nhiều hơn—
thực tế, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Cho đến khi đó, chúng sẽ chỉ nhìn và tiếp tục làm trẻ con.

Hôm nay cô bé gấp bạt một mình, để an toàn.
Và cậu nhìn ra chỗ khác—cậu giả vờ như quá lạc trong suy nghĩ để giúp.

Chúng biết rằng đến một lúc nào đó bạn không còn là trẻ con, và đến lúc đó
bạn trở thành những người xa lạ. Nó có vẻ cô đơn không thể chịu nổi.

Khi chúng về đến làng, trời đã gần chạng vạng.
Đó là một ngày hoàn hảo; chúng nói về điều này,
về khi nào chúng sẽ lại có cơ hội đi dã ngoại.

Chúng bước qua hoàng hôn mùa hè,
không nắm tay nhưng vẫn đang kể cho nhau mọi chuyện.

Louise Glück, “Noon,” A Village Life: Poems (Farrar, Straus and Giroux, 2009). This poem was first published in The New Yorker (January 29, 2007 Issue).

Copyright © 2009 by Louise Glück | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on February 17, 2021 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: