Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Lễ Nến” – Joseph Brodsky

Joseph Brodsky sinh năm 1940 ở Leningrad và định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1972 sau khi bị chính quyền Liên Xô trục xuất. Ông được trao giải phê bình của Hiệp hội Nhà Phê bình Sách Quốc gia Mỹ năm 1986 và giải Nobel văn chương năm 1987, sau đó được bổ nhiệm làm Poet Laureate của Hoa Kỳ từ năm 1991 đến năm 1992. Ông qua đời ở New York City năm 1996.

Lễ Nến

cho Anna Akhmatova

Khi lần đầu Bà mang Hài Nhi đến
để dâng trong Đền Thánh, ở bên trong,
giữa những người đã ở đó mọi lúc,
là nữ ngôn sứ Anna và thánh Simeon.

Ông lão đón từ tay bà Mary đứa bé;
và ba người họ, đứng xung quanh
đứa bé như một khung hình run rẩy,
trong ngôi đền, lạc trong ánh bình minh.

Đền bao quanh họ như một khu rừng đá.
Các vòm cao cúi xuống như muốn che
khỏi mắt người và bầu trời nữ ngôn sứ
Anna và ông lão, và Mary.

Chỉ một tia sáng ngẫu nhiên chiếu xuống tóc
của đứa trẻ, nhưng cậu bé vẫn còn
chưa biết chuyện gì, và ngủ ngáy,
tựa vào vòng tay vững chãi của Simeon.

Ông lão đã được báo cho rõ
ông sẽ không thấy thế giới bên kia
khi còn chưa thấy Người Con của Chúa.
Sự đã thành. Và ông nói, “Hôm nay,

theo lời Ngài, xin cho tôi tớ Chúa,
được qua đời bình an, vì con mắt tôi
đã chứng kiến đứa trẻ, sự tiếp nối
và cũng là Nguồn Sáng của ngài

cho các tộc thờ ngẫu tượng, và vinh hiển
của Y-sơ-ra-ên.” Ông im lặng.
Sự im lặng bao trùm khắp không gian.
Chạm vào xà, chỉ có những tiếng vọng

của những lời ấy trên đầu họ, xoay một lúc,
hơi sột soạt trên vòm đền như chim,
một con chim có thể bay vút
nhưng không thể đậu xuống lặng yên.

Mọi thứ thật lạ lùng. Sự im lặng
lạ không kém những lời kia.
Mary hoang mang, không nói gì. Đoạn
ông lão nói, quay sang với Mary:

“Trong đứa trẻ cô đang kề bên ngực
là sự vấp ngã và trỗi dậy của nhiều người,
đề tài tranh cãi và nguyên do chống đối.
Và cùng một thứ vũ khí đâm nơi

xác thịt nó, cũng sẽ đâm xuyên thấu
tâm hồn cô. Và như con mắt, vết thương
sẽ cho cô thấy những gì ẩn giấu
ở bên trong trái tim của người thường.”

Ông dứt lời rồi đi ra phía cửa.
Mary cúi người và im lặng nhìn theo,
cả Anna, còng sức nặng năm tháng.
Ông đi, cả ý nghĩa và kích thước đều thu

với hai phụ nữ ở dưới bóng chân cột.
Như thể cái nhìn họ đẩy đi
ông sải bước qua đền lạnh trống rỗng
đến ô cửa trong sắc trắng mờ mờ.

Bước đi của ông vững vàng và chắc chắn.
Chỉ khi giọng nữ ngôn sứ vang lên
phía đằng sau, ông chậm lại một chút.
Nhưng không phải là bà gọi ông,

nữ ngôn sứ đang ngợi ca Đức Chúa.
Cánh cửa đã gần. Bên thái dương
gió mơn man và tiếng ồn của cuộc sống
ngoài ngôi đền lì lợm đập vào tai Simeon.

Ông đi chết. Và không phải tiếng phố
ập vào ông khi mở cánh cửa ra
mà là miền câm điếc của cõi khác.
Ông nghe thời gian rút dần âm thanh,

bước qua không gian đã mất đi sự chắc.
Và hình ảnh Hài Đồng, với hào quang
quanh chỏm tóc lơ thơ, trong bóng tối
linh hồn ông giữ như một ngọn đèn

trên lối đi vào miền sâu thăm thẳm,
nơi mà không một ai trước giờ
khi đến lượt anh ta, tìm được cách soi tỏ.
Ngọn đèn sáng, và con đường rộng mở.

16 tháng 2, 1972

Joseph Brodsky, “Сретенье” (1972).

Nguyễn Huy Hoàng & Phạm Hà Anh dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on August 27, 2022 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: