Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Nói ngắn về Homer và John Ashbery” – Anne Carson

The Souls of Acheron.jpg

The Souls of Acheron, 1898 by Adolf Hirémy-Hirschl

Anne Carson (1950–) là nhà thơ và dịch giả tiếng Latin và Hy Lạp cổ người Canada. Bà được trao giải văn chương Lannan cho thơ năm 1996, giải T. S. Eliot năm 2001, và hai giải thơ Griffin vào các năm 2001 và 2014. Bà là giáo sư ngành cổ điển học và văn học so sánh tại Đại học Michigan.

Nói ngắn về Homer và John Ashbery

Trong khúc thứ hai mươi tư trong Odyssey của Homer linh hồn của những kẻ theo đuổi tất cả đều xuống Địa ngục. Hermes dẫn họ, rối rít như những con dơi, đi qua nhiều dấu mốc của âm phủ, tảng đá trắng của Leukas, v.v., và trên đường họ đi qua δῆμον ὀνείρων, nơi Homer không mô tả cũng không giải thích gì. Δῆμον là “người dân, dân số hoặc đất nước.” Όνείρων là “giấc mơ.” Một mộng tộc. Bạn tôi dịch giả Stanley Lombardo dịch nó là “the dream deme” [“mộng khu”]. Nhưng như thế có nghĩa là gì? Có phải nó là một danh mục lớn với tất cả những giấc mơ chờ đợi theo thứ tự alphabet để xuất hiện trong một cái đầu nào đó lúc ban đêm? Hay đứng nghỉ xung quanh với đồ uống và những giai thoại? Hay quá chán với việc biểu nghĩa chúng đang nằm chất đống dưới đất? Chúng có cửa hàng quà tặng nào không? Chúng có bán sách của Adorno không? Có phe phái và những oán hận và một hàng ghế như một buổi thử giọng không? Một mùi mồ hôi? Mệt mỏi và nước mắt? Hay tràn đầy hạnh phúc, vượt lên trên ý nghĩa, chân trần, được sắp đặt theo những tiếng chuông nhẹ nhàng? Chúng có phải tập luyện mọi lúc để giữ dáng mộng hay không, hay là nó giống như có cảm âm hoàn hảo? Có những cái cây mơ để tỏa bóng cho chúng và những cậu bé mơ bé nhỏ trèo lên và ngồi im lặng trong lúc những cậu bé khác đi tìm chúng dần nản lòng hay không? Những con phố mơ của chúng có chật ních những đám đông trôi nhanh và chậm cùng lúc trên vỉa hè không, mỗi đám đông lại được gói vào một cái màng riêng trong và đặc và chung như cái chết? Nếu có chó trong những giấc mơ chúng có cần được dắt đi dạo hay không? Nếu Freud ở đó (“Tôi biết mình đến muộn mà!”) ông sẽ thờ ơ hay thích thú? Từ căn nhà nghỉ mát của Stanley Lombardo bạn tôi đi xuống cuối đường là một trang trại có bọn đà điểu Úc và đà mã gặm cỏ. Trên hàng rào một tấm biển cho chúng tôi biết là “Đà mã ngâm nga với đàn con của chúng.” Đừng lo, tấm biển ngụ ý, ngâm nga là bình thường. Mộng tộc có phát ra một âm thanh đầy lo ngại hay không? Đà điểu Úc có dáng vẻ của những sinh vật gan lì và chúi xuống, chủ yếu là thân mình. Đà mã thì oai vệ, với một vẻ hài kịch sâu sắc, và to hơn ta hình dung. “Cô đâm phải một con là có thể chào tạm biệt cái xe ngay,” Stanley Lombardo dịch giả nhận xét. Ông cũng bảo tôi là đà mã không bao giờ thôi vẫy tai ngay cả khi đang ngủ. Chúng có thôi vẫy tai khi đang ngủ trong một giấc mơ hay không là một câu hỏi sẽ được xem xét trong một bài Nói ngắn về Stanley Lombardo sắp tới, nơi tôi hy vọng sẽ so sánh Stanley Lombardo với John Ashbery như một nhân cách có khuynh hướng vô tư hân hoan trong gần như mọi tình huống. Gần một năm trước tôi tham gia một buổi phỏng vấn có John Ashbery góp mặt qua Skype do đã gần chín mươi và xuống sức. Những người phỏng vấn có chút sợ ông. Có hai người phỏng vấn. Họ lân la tìm cách gợi chuyện. Một người nhắc đến một cuốn sách mà cô ta nói là John Ashbery đã viết, có tên là “Ánh sáng.” Ashbery phủ nhận. Cô ta thì khăng khăng. Cô ta có cuốn sách ấy ở nhà trên giá. Cuối cùng họ quyết định rằng đó chắc hẳn là một số tạp chí ARTnews về chủ đề này. “Vậy thì, John, ông có thể nói gì về điều đó không?” người phỏng vấn còn lại hỏi, và Ashbery sau một lúc rất lâu im lặng trả lời, “Ánh sáng. Chúng ta sẽ làm gì nếu không có nó?”

Anne Carson, “Short Talk on Homer and John Ashbery,” The New Yorker (December 24 & 31, 2018 Issue).

Copyright © 2018 by Anne Carson | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on December 17, 2018 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: