Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Một cổ tích” – Joseph Brodsky

Joseph Brodsky sinh năm 1940 ở Leningrad và định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1972 sau khi bị chính quyền Liên Xô trục xuất. Ông được trao giải phê bình của Hiệp hội Nhà Phê bình Sách Quốc gia Mỹ năm 1986 và giải Nobel văn chương năm 1987, sau đó được bổ nhiệm làm Poet Laureate của Hoa Kỳ từ năm 1991 đến năm 1992. Ông qua đời ở New York City năm 1996.

Một cổ tích

                                        I

Hoàng đế bước vào, ăn vận như sao Hỏa;
          huy chương trên người kêu xủng xoảng, lắc lư.
Bộ Tổng tham mưu trưng rất nhiều ngôi sao, trông nó
          giống như Dải Ngân hà.

Hoàng đế nói, “Ta đoán các ngươi đoán
          được mục đích của buổi mít tinh.”
Các tướng lĩnh đứng dậy và khạc, “Chắc chắn,
          Bệ hạ! Để phát động chiến tranh!”

“Chính xác,” Hoàng đế nói. “Kẻ thù của chúng ta rất
          mạnh mẽ, thô lỗ và cục cằn.
Song chúng ta sẽ bơm hắn thuốc xổ đến mức
          bồn cầu hắn xả nước sẽ không cần!”

“Điều động pháo binh! Điều động tàu chiến!
          Ôi con ngựa tuyệt đẹp của ta đâu?
Hãy tiến lên! Cầu Chúa, người mà dân tộc ta thờ mến
          sẽ tham gia không kích dẫn đầu!”

“Tuân lệnh!” các chiến binh thét. “Việc chúng tôi
          là chém giết, đổ nát, hư không.
Chúng tôi hứa, thưa Bệ hạ: chúng tôi sẽ kiếm
          một Carthage và hủy diệt đến cùng.”

“Tốt!” Hoàng đế thét. “Cái một người chinh phục
          thì phụ thuộc vào các học giả, bút lông.
Hãy để các chàng trai Ngân khố phát sốt
          vì phải trả quân lương.”

Các tướng rền: “Rất chí lý, thưa Bệ hạ.
          Tiền chúng ta là tiền của những quả chuông ngân.
Cầu cho mặt trời trên đế chế không bao giờ lặn
          chỉ mọc lên cho Bệ hạ của chúng thần!”

Và tuốc bin gầm, kim loại loảng xoảng,
          tay chuôi kiếm, họ tiến bước diễu hành,
trong khi những cánh hoa dịu dàng cụp xuống
          sẵn sàng đợi và héo úa, thu mình.

                                        II

Không Armageddon, không động đất đãi bôi
          hay một cuộc thử nghiệm bom H.
Không, đó chỉ là Quân đội Hoàng gia
          đang cố làm hết sức.

Bầu trời sụp đổ, trái đất há hốc,
          đại dương chỉ đơn giản là sôi.
“Sự sống,” Hoàng đế nói, “chỉ là bắt chước
          tranh dầu trừu tượng mà thôi.”

“Chiến tranh,” ngài tiếp, “như một viện bảo tàng.”
          Và các quan đồng tình ư ử:
“Bệ hạ, chúng ta sẽ cứ vẽ như thế tràng giang,
          vì Nghệ thuật ngang bằng Lịch sử!”

“Không bao giờ Lịch sử nói rất tiếc,
          nó cũng không nói, Nếu-thì.
Để vào Lịch sử, một lãnh thổ trước hết
          phải tới đau buồn mà đi.”

“Không bao giờ Lịch sử nói rất tiếc,”
          những người nhập ngũ với vào.
“Ai cần hãy nhớ khi ta có mi sẽ chết?
          Lịch sử hẳn biết khi nào.”

“A, sai chúng quay cái chân trời tốt cũ
          thành thẳng đứng, trừ buồm,”
Hoàng đế nói thêm, đôi mắt tinh như cú
          trên những chi tiết tí hon.

“Tuân lệnh,” các tướng lĩnh thét. “Quỷ tha –
          Thảo nào có gì khang khác.
Hãy nhấn nút và xem chuyện gì sẽ xảy ra.
          Đây chắc hẳn là một kiệt tác.”

Và hỡi ôi, thế giới trở nên đảo lộn,
          nói cách khác, tan tành.
“Chúa ơi,” Hoàng đế nói. “Cái đó thật là dữ dội,
          nhưng, trong bối cảnh, công bằng.”

                                        III

Giờ thì chẳng còn gì xung quanh để tranh luận:
          không khuyết điểm, không ưu.
“Ê, kẻ thù!” Hoàng đế hét. “Mi vẫn
          còn đó chứ?” – Không tiếng vọng quay đầu.

Giờ thì nó chỉ là thuần không gian, vắng núi,
          đồng bằng và những thứ vu vơ.
“Hãy,” Hoàng đế nói, “hát lên những từ ngữ
          của quốc ca và giơ cao lá cờ.”

Lá cờ cất lên, không hơn hai hoặc ba con
          dơi buổi tối đến chứng kiến.
“Chiến thắng thường khiến con người ta cô đơn,”
          Hoàng đế nói, rồi nói tiếp:

“Hãy dựng nên một tượng đài, bởi con ngựa,
          trắng như một bông dạ lan hương,
của ta đã già và trông, như ta nhìn, khá lạ;
          và khắc trên cột hoa cương:

‘Lỗ đít quý giá của kẻ thù thì chặt.
          Song chúng ta đã đứng vững, kiên cường.’
Các nhà phê bình có thể nói chúng ta đã nổi đóa.
          Song chúng ta có tất cả trên phim.

Kẻo những đứa trẻ đột biến của bà vẫn khóc,
          người mẹ có thể hát chúng khúc ca xưa.
Tương lai như vậy chẳng có một mục đích,
          ngoài bấm nút phát lại và tua.”

Lúc hoàng hôn, mọi thứ trông khá đẹp.
          Nhiệt độ giảm xuống một vài.
Thế giới nằm bất động, như một hiệp ước
          với không chữ ký của ai.

Những ngôi sao đã bắt đầu lấp lánh, xa xôi và nhộn.
          Con mắt du hành khá xa.
Người ta cảm thấy có đôi chút sầu muộn.
          Nhưng còn một điếu xì gà.

Joseph Brodsky, “A Tale,” So Forth (Farrar, Straus and Giroux, 1996).

Copyright © 1995 by Joseph Brodsky | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on May 14, 2022 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: