W. H. Auden sinh năm 1907 ở York và theo học Văn học Anh tại Christ Church, Đại học Oxford, nơi ông kết bạn với các nhà thơ Cecil Day-Lewis, Louis MacNeice, và Stephen Spender. Ông đến Mỹ năm 1939 và trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1946. Auden được trao giải Pulitzer cho thơ năm 1948, giải Bollingen năm 1953, và giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 1956, và từ năm 1956 đến năm 1961 là Giáo sư về Thơ tại Đại học Oxford. Ông qua đời ở Vienna năm 1973.
(Tưởng niệm Bác sĩ David Protetch, 1923–1969)
Hầu hết bệnh nhân tin
chết là điều họ làm,
không phải bác sĩ của họ,
đấng hiền nhân áo trắng,
không bao giờ bị tưởng tượng
trần truồng hoặc kết hôn.
Được sinh ra bởi một,
tôi nên biết rõ hơn. “Chữa lành,”
ông thường nói với tôi,
“không phải một môn khoa học,
mà nghệ thuật trực giác
của việc lấy lòng Tự nhiên.
Thực, động vật, có thể
phản ứng theo ý thích chung
của giống loài của chúng,
song mọi con người có
những định kiến của riêng họ
mà không thể thấy trước.
Với một số, sức khỏe kém là
một cách để trở nên quan trọng,
số khác là những nhà khắc kỷ,
một vài là những kẻ cuồng tín,
kẻ sẽ không cảm thấy hạnh phúc
đến khi được mổ ra.”
Được ông cảnh báo tránh
kẻ sa đích, kẻ gật đầu ra vẻ,
và kẻ ý thức về chi phí,
tôi biết khi chúng ta gặp,
tôi đã tìm được một bác sĩ
suy nghĩ như ông nghĩ,
chính anh một nạn nhân
của các kỹ sư y tế
và sự ngạo mạn của họ,
khi họ ném bom nguyên tử
tuyến yên ốm của anh
và quá cả giết chết nó.
“Mọi bệnh tật
là một vấn đề âm nhạc,”
Novalis nói,
“và mọi phép chữa
là một giải pháp âm nhạc”:
điều đó anh cũng biết rõ.
Không phải là trong ca bệnh của tôi
anh đã nghe thấy bất cứ
bất hòa nào để giải quyết:
đến nay các cơ quan của tôi
vẫn có vẻ khá chắc chắn
về bản dạng của chúng.
Cho những ốm yếu vặt của tôi
anh, người ốm không thể chữa,
đã kê đơn thành công:
những thói hư lớn,
những chứng nghiện điên, anh
bỏ mặc cho lương tâm tôi.
Có phải tình cảnh
ngặt nghèo của anh làm tôi
chắc tôi có thể tin anh,
nếu tôi sắp chết,
sẽ nói thật thế, không xúc phạm tôi
bằng những hư cấu mủi lòng?
Có phải mọi bệnh nhân tiểu đường
phải đấu tranh với một ước muốn
tự hủy diệt?
Một hôm anh nói với tôi:
“Chỉ tính khí xấu
mới giúp tôi đi tiếp.”
Nhưng cả giận dữ
lẫn ham muốn đều không toàn năng,
chúng ta cũng không nên
muốn bạn bè mình trở thành
siêu nhân. David thân mến,
người đã chết, hãy nghỉ yên,
đã là những gì mà mọi
bác sĩ nên là, nhưng ít người là,
và, ngay cả lúc
khó khăn nhất, xứng đáng
với tình cảm thiên vị và lời ngợi ca
khách quan của chúng ta.
W. H. Auden, “The Art of Healing,” Epistle to a Godson and Other Poems (Random House, 1972). This poem was first published in The New Yorker (September 27, 1969 Issue).
Copyright © 1969 by W. H. Auden | Nguyễn Huy Hoàng dịch.