Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Sông Thames ở Chelsea” – Joseph Brodsky

Joseph Brodsky sinh năm 1940 ở Leningrad và định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1972 sau khi bị chính quyền Liên Xô trục xuất. Ông được trao giải phê bình của Hiệp hội Nhà Phê bình Sách Quốc gia Mỹ năm 1986 và giải Nobel văn chương năm 1987, sau đó được bổ nhiệm làm Poet Laureate của Hoa Kỳ từ năm 1991 đến năm 1992. Ông qua đời ở New York City năm 1996.

Sông Thames ở Chelsea

                                                  I

Tháng Mười một. Mặt trời, mọc trên một bụng rỗng,
treo trên những lon soda sau cửa sổ hiệu thuốc.
Gió tìm thấy rào cản trong tất cả mọi thứ:
trong ống khói, trong cây, trong một người di chuyển.
Mòng biển đứng canh trên hàng rào, sẻ mổ đất.
Một phương tiện không bánh bò qua dòng sông Thames
như trên một con đường xám, lang thang vô mục đích.
Về phía hữu ngạn Thomas More hướng đôi mắt
của ông với cái ham muốn xưa và căng bộ óc.
Cái nhìn đờ đẫn bản thân nó còn chắc hơn sắt
trên cây cầu Albert, và, nói một cách thành thật,
để rời khỏi Chelsea, đây là cách tốt nhất.

                                                  II

Con phố vô tận, tạo nên một đường xiên gấp,
chạy ra sông, kết thúc bằng một mũi tên sắt.
Cơ thể rải bước xuống mặt đất từ ​​chiếc quần nhăn nhúm,
và những cái cây đứng xếp hàng cho những con sóng
hẹp giống như cá tầm; đó là loại duy nhất
nói về cá mà sông Thames có thể cung cấp.
Trận mưa địa phương làm mờ ống nước của Agrippa.
Một người có thể nhìn một thế kỷ về tương lai
sẽ thấy một cổng vòm phủ bồ hóng
không bị biển quán rượu treo bên dưới làm hỏng,
một dãy xà lan, một dàn sáo ống thoát nước,
và, ở Tate Gallery, một chiếc xe buýt.

                                                  III

London đẹp, nhất là khi trời mưa. Thiếc
không phải trở ngại đối với nó, cũng như mũ hay miện.
Trong cái khí hậu này chỉ những người sản xuất
ra ô dù có cơ hội giành lấy ngai vương.
Vào một ngày xám, khi ngay cả vượt qua lưng
cũng không thể với một cái bóng, và tiền thì đang cạn kiệt,
trong thành phố nơi, dù gạch tối đến đâu,
sữa vẫn trắng một cách tự nhiên trên bậc thềm ẩm ướt,
người ta có thể, nhìn trên báo, bắt gặp
một tin tức về một người qua đường bị xe cán;
và chỉ khi thấy một đoạn về nỗi đau của người thân thích
mới khiến họ thở dài, “Không phải mình,” nhẹ nhõm.

                                                  IV

Những dòng này không được đọc cho tôi
bởi tình yêu hay Thần Nàng thơ, mà bởi một giọng bẹt,
dò xét, đã mất đi tốc độ của âm thanh.
Nằm quay mặt vào tường, tôi đáp:
“Anh đã sống thế nào những năm qua?” “Như chữ ‘h’ trong ‘oh-oh.’”
“Hãy mô tả cảm xúc.” “Giá một ổ bánh mì quá đắt.”
“Trên thế gian này anh yêu điều gì nhất?”
“Những con phố và sông – những thứ trường tồn của cuộc sống.”
“Anh có nhớ quá khứ không?” “Có, đó là mùa đông.
Tôi bị nhiễm cảm trong khi đi trượt tuyết.”
 “Anh có sợ cái chết không?” “Không, bóng tối vẫn thế,
nhưng kể cả khi đã quen vẫn không nhìn ra được cái ghế.”

                                                  V

Không khí sống một cuộc sống không phải của
chúng ta để hiểu. Nó sống cái cuộc sống đầy gió,
màu xanh, bắt đầu trên cao và bay vút
lên, không bao giờ kết thúc. Nhìn ra cửa sổ
bạn thấy những ngọn tháp và ống khói chì, mái ngói;
đây: sự khởi đầu của một thế giới rộng, ẩm ướt,
nơi một lòng đường, thứ chăm chút chúng ta, hướng
về cái kết sớm của riêng nó. Bình minh vén lên
trên đường chân trời. Một cỗ xe chở thư lọc cọc.
Chẳng còn gì người ta có thể chọn để tin
ngoài việc miễn còn có một bờ phải trên sông
thì còn có một bờ trái. Và đó là một tin tốt.

                                                  VI

London đẹp, đồng hồ chạy đúng giờ. Trái tim
chỉ có thể chậm so với tháp Big Ben. Sông Thames
cuộn về phía biển, sưng như một đường ven,
và những chiếc tàu kéo ở Chelsea kéo căng âm bass.
London đẹp. Nếu không phải là theo chiều cao thì theo chiều rộng
nó kềnh càng dọc xuống sông một cách vô tận.
Và khi bạn ngủ, những số điện thoại của quá khứ
và hiện tại hợp nhất để tạo ra một con số –
thiên văn. Và một ngón tay quay mặt số
của mặt trăng mùa đông sẽ thu được một tiếng rít
không màu, “Đang bận,” và cái âm thanh đều đặn đó
còn nghe rõ hơn chính giọng của Chúa.

Joseph Brodsky, “The Thames at Chelsea,” trans. David Rigsbee, A Part of Speech (Farrar, Straus, and Giroux, 1980). This poem was first published in The New Yorker (November 28, 1977 Issue).

Copyright © 1974 by Joseph Brodsky | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on July 3, 2022 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: