Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Chúc hôn ca” – W. H. Auden

W. H. Auden sinh năm 1907 ở York và theo học Văn học Anh tại Christ Church, Đại học Oxford, nơi ông kết bạn với các nhà thơ Cecil Day-Lewis, Louis MacNeice, và Stephen Spender. Ông đến Mỹ năm 1939 và trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1946. Auden được trao giải Pulitzer cho thơ năm 1948, giải Bollingen năm 1953, và giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 1956, và từ năm 1956 đến năm 1961 là Giáo sư về Thơ tại Đại học Oxford. Ông qua đời ở Vienna năm 1973.

Chúc hôn ca

(cho Peter Mudford và Rita Auden
15 tháng 5, 1965)

Mọi cổ tích có nghĩa qua kết thúc
bằng một cuộc Hôn nhân Nhà nước,
yến tiệc và pháo hoa, chúng ta chúc
hai con, Peter và Rita,
hai phẩm chất tính cách riêng
người đã chọn trong tháng sơn tra
để hợp chung cuộc sống.

Một công việc nhọc nhằn,
bởi với chúng ta, những kẻ mà giấc mơ
không mùi, thì những gì là thật
có vẻ hơi nặng mùi:
thần kinh vững là một lợi thế,
và một chiếc đồng hồ chính xác
có thể là một trợ tá tốt.

Cầu Venus, theo ý thích của người
mà mọi máu phải đẫy đà,
mang sự tỏa sáng đến cho cả hai con
sao cho, bởi món quà của người,
thứ vật chất hữu hình của hai con
có thể cụ thể hóa những niềm vui ấy
mà chúng được cung cho:

làm dịu thần Hymen khỏi
những ảo tưởng u quái của Ghen tuông,
hờn dỗi, những đau đầu cạnh tranh,
và độc thoại của Kiêu ngạo
thứ không lắng nghe mà đòi hỏi
những tiếng vọng trùng ngôn,
không bao giờ điệp khúc trong hai con.

Với tư cách các giới, kết hôn hay không,
những kẻ chia sẻ với mọi xác thịt
một cú vặn tay chiêu, lựa chọn của hai con
nhắc chúng ta cảm ơn
Bà Tự Nhiên vì đã (dáng vẻ xấu xí
của chúng ta là của riêng chúng ta)
đối xử hào phóng với chúng ta.

Bởi chúng ta được tạo ra
bền hơn những con hổ, da chúng ta
không rỉ nước như lũ trùng lông,
tai chúng ta có thể phát hiện
những một phần tư cung, ngay cả
những kẻ cận thị nhất cũng có
thị lực đủ tốt để tán tỉnh:

và nó thật kỳ quái làm sao
chúng ta ở đây để nói,
rằng sự sống đã phải đến với chúng ta
qua những tầng hủy diệt
của Thành phố sau khi
sống sót những cuộc thanh trừng
của kỷ Permi vô nhân.

Thế nên, như những Mudford, những Auden,
những Seth-Smith, những Bonnergee,
với giáo và cửi công dân
chúng ta ca ngợi một con ngụy-thử
ma cà bông của thế Paleocen,
Cha-Tổ của các bậc quân vương
và những người quét đường:

như những Adam, những Eva, được sai
làm những sinh vật vô song,
trả lời Đấng mà đối với Ngài mọi
hình thức đối quang
là có thể trùng khít, song
là Người mà đánh số từng hạt
theo Tên Riêng của nó.

W. H. Auden, “Epithalamium,” City Without Walls (Faber and Faber, 1969). This poem was first published in The New Yorker (July 31, 1965 Issue).

Copyright © 1965 by W. H. Auden | Nguyễn Huy Hoàng dịch.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on October 31, 2022 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: