W. H. Auden sinh năm 1907 ở York và theo học Văn học Anh tại Christ Church, Đại học Oxford, nơi ông kết bạn với các nhà thơ Cecil Day-Lewis, Louis MacNeice, và Stephen Spender. Ông đến Mỹ năm 1939 và trở thành công dân Hoa Kỳ năm 1946. Auden được trao giải Pulitzer cho thơ năm 1948, giải Bollingen năm 1953, và giải Sách Quốc gia Mỹ cho thơ năm 1956, và từ năm 1956 đến năm 1961 là Giáo sư về Thơ tại Đại học Oxford. Ông qua đời ở Vienna năm 1973.
Các Đại Tư tế của kính thiên văn và cyclotron
liên tiếp đưa ra tuyên bố về những chuyện xảy ra
trên các quy mô quá khổng lồ hay quá nhỏ
để các giác quan bẩm sinh của chúng ta chú ý,
những khám phá mà, bọc trong các uyển ngữ
thanh lịch của đại số, trông ngây thơ,
đủ vô hại, song, khi được dịch
sang thứ tiếng nhân hóa phổ thông,
sẽ không được những người làm vườn hay nội trợ
đón nhận với sự vui nhộn: nếu các thiên hà
lồng như các đám đông hoảng loạn, nếu các meson
lộn như cá trong một cơn điên cuồng kiếm ăn,
nó nghe quá giống như Lịch sử Chính trị
để thúc đẩy tinh thần dân sự, quá tượng trưng cho
các tội ác và các cuộc đình công và biểu tình
mà chúng ta phải hả hê vào bữa sáng.
Song, nhảm làm sao nỗi sợ của chúng ta cạnh phép màu
mà chúng ta ở đây để rùng mình, rằng một Thứ gì đó
quá nghiện ngập thứ bạo lực chết người
bằng cách nào đó tiết ra một sự dịu
điểm với chính xác các thành phần phù hợp
để bắt đầu và săn sóc Sự sống, kẻ lạ thường
trên trời mà cho sự quản lý của ngài chúng ta
sẽ phải khai trình vào ngày Phán xét, Trung
Địa của chúng ta, nơi Cha-Mặt trời, có thể thấy,
di chuyển hằng ngày từ đông sang tây
với ánh sáng được cảm nhận như một sự có mặt
thân thiện, không phải một cuộc bắn phá quang tử,
nơi mọi thứ thấy được đều có một đường nét
xác định mà chúng bám vào và nhất định hoặc
đứng yên hoặc chuyển động, nơi các tình nhân
có thể nhận ra nhau qua bề mặt của họ,
nơi cho mọi giống loài trừ những kẻ nói lắm
được phân bổ cái ngách và chế độ ăn
đã trở thành chúng. Điều này, bất kể vi
sinh học có thể nghĩ gì, là thế giới chúng ta
sống và điều đó cứu sự tỉnh táo của chúng ta,
những kẻ biết quá rõ làm sao đầu óc thông thái nhất
cư xử trong bóng tối mà không có một
chung quanh nó được viện đến để diễn giải,
làm sao, loại bỏ nhịp điệu, dấu câu, ẩn dụ,
nó chìm vào một cuộc độc thoại nhảm nhí,
quá nghĩa đen để nhìn thấy một câu đùa hay
phân biệt một cái dương vật với một cây bút chì.
Sao Kim và Sao Hỏa là những sức mạnh quá tự nhiên
để kiềm chế tính xa hoa dị thường của chúng tôi:
Riêng mình Ngài, Termius Người Thầy,
có thể dạy chúng tôi cách thay đổi cử chỉ.
Thần của các bức tường, cửa và sự dè dặt, kẻ thù
vượt qua nhà kỹ trị phạm thánh,
nhưng được ban phước là Thành phố cảm ơn Ngài
vì cho chúng tôi trò chơi, ngữ pháp, và vận luật.
Cũng nhờ ân sủng của Ngài mà mọi tập hợp
của hai hoặc ba trong tình bằng hữu vững tin
lặp lại phép màu ngũ tuần,
khi mỗi trong mỗi tìm thấy đúng dịch giả của họ.
Trong thế giới này sự trơ tráo khủng khiếp của chúng tôi
đã cướp bóc và đầu độc, nó là có thể rằng
Ngài vẫn có thể cứu chúng tôi, những kẻ đến giờ
đã học được rằng các nhà khoa học, để trung thực,
phải nhắc chúng tôi xem mọi thứ họ nói như một
chuyện khó tin, rằng bị ghê tởm trên Thiên đường là
tất cả các thi sĩ tự xưng, để làm trầm trồ một
độc giả, thốt ra một lời dối trá vang dội.
W. H. Auden, “Ode to Terminus,” City Without Walls (Faber and Faber, 1969). This poem was first published in The New York Review of Books (July 11, 1968 Issue).
Copyright © 1968 by W. H. Auden | Nguyễn Huy Hoàng dịch.