Nguyễn Huy Hoàng

the star is fading

“Bi ca” – Joseph Brodsky

Joseph Brodsky sinh năm 1940 ở Leningrad và định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1972 sau khi bị chính quyền Liên Xô trục xuất. Ông được trao giải phê bình của Hiệp hội Nhà Phê bình Sách Quốc gia Mỹ năm 1986 và giải Nobel văn chương năm 1987, sau đó được bổ nhiệm làm Poet Laureate của Hoa Kỳ từ năm 1991 đến năm 1992. Ông qua đời ở New York City năm 1996.

Bi ca

Em yêu, héo tàn nhan sắc, vào trong làng mà sống.
Gương ở đó không nghe nói về bất kỳ công chúa.
Dòng sông gợn sóng; và, nhăn nheo, những cánh đồng
cũng đã quên, chắc hẳn, về những gã đàn ông.

Không gì ngoài bọn trẻ con. Của chúng ai là bố,
chỉ những kẻ sau này bỏ tù chúng mới rõ,
hoặc không ai; hoặc ảnh thánh mạng nhện giăng.
Và chỉ có luật đến cày vào mùa xuân.

Em yêu, vào trong làng mà sống. Trên ruộng đất
hoặc trong lùm cây, sẽ dễ hơn, việc nghĩ gì để mặc.
Ở đó cả trăm dặm chiếc son môi của em là duy nhất,
nhưng lấy nó ra em sẽ thấy là không cần thiết.

Em biết đấy, tốt hơn là già đi nơi cột mốc lờ mờ
nơi cái đẹp có nghĩa lý bằng không
hoặc nó có nghĩa không phải là tuổi trẻ, vú, tinh trùng,
bởi thời gian nói chung là tất cả mọi mùa.

Điều này, như em biết, sẽ át đi sự buồn chán.
Và những cánh rừng ở đó cũng xôn xao những chuyện
đã xảy ra, và không chỉ một lần. Và tổng
của những gì đã xảy ra là nguồn gốc của tiếng động.

Tốt hơn là già đi trong làng. Ở đó, tuy sống ẩn dật
em có thể nhận ra một cây thập tự giá đeo ngực
trên một cây bạch dương tả tơi, trên túi người ăn mày,
trên những con bướm đêm chỉ run rẩy một ngày.

Và anh sẽ đến cùng em. Trong “anh sẽ đến”
đọc không phải chiến thắng của em mà những thứ ấy,
bởi trái đất, như ga giường, không hiểu ngôn ngữ
của tình yêu bằng ngôn ngữ của ổ gà, chỗ trũng, chỗ ứ.

Hoặc giả như anh không đến. Bất kỳ vết bánh
xe hằn hay nước có vị như dao cạo trong giếng,
những que củi ven đường, những mô đất khấp khểnh –
suy cho cùng, là anh: những gì mà em không muốn.

Hãy vào trong làng, em yêu dấu. Một khuôn mặt
héo úa chỉ xác nhận rằng em có thể hợp nhất
theo nhiều cách; của chúng là những vực thẳm,
và chúng ta, em thân yêu, không biết tất cả mọi thứ.

Em biết đấy, một cảnh quan là thứ em không bao giờ biết.
Hãy nhớ điều này khi ở đó em trách cứ số phận.
Một ngày, nhìn chằm chằm vào một vệt sơn màu xám
em sẽ thấy chính mình. Và một vệt xám bên cạnh.

Joseph Brodsky, “Подруга, дурнея лицом, поселись в деревне” (1992).

Nguyễn Huy Hoàng & Phạm Hà Anh dịch.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Information

This entry was posted on December 4, 2022 by in Thơ and tagged .

Categories

Archives

Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

%d bloggers like this: